Hội thảo nhằm cung cấp tổng quan về vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục, các kỳ thi quốc gia trên thế giới và Việt Nam; đồng thời thảo luận về tính khả thi của việc cấp chứng chỉ đào tạo y tế tại Việt Nam; xem xét xu hướng toàn cầu để sử dụng các chương trình đảm bảo và cải hiện chất lượng giáo dục...
Việt Nam hiện có hơn 20 trường đại học đào tạo nhân lực y tế; 35 trường cao đẳng y, dược; 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau đại học. Tại các trường đào tạo y khoa hiện mới chỉ bắt đầu hình thành công tác kiểm soát chất lượng đào tạo và chưa có đơn vị kiểm định độc lập. Theo các cơ sở sử dụng nhân lực y tế: Sinh viên, học sinh ngành y ra trường chưa có khả năng làm việc độc lập; chất lượng đào tạo khác nhau giữa các trường dẫn đến chất lượng của các sinh viên cũng khác nhau... Chính vì vậy, việc thành lập cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo y khoa là hoạt động cấp thiết đối với ngành y tế. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ thành lập đơn vị kiểm định; tổ chức kiểm định các chương trình giáo dục; hỗ trợ các trường để đạt được chuẩn; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia và tiến hành xếp hạng các trường.
Các đại biểu đề xuất, cần thiết lập hệ thống cấp chứng chỉ điều dưỡng tại Việt Nam với các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo điều dưỡng như: cơ cấu, quy trình và kết quả của đào tạo điều dưỡng. Theo đó, cấp chứng chỉ cho cán bộ y tế là cơ sở pháp lý để bảo vệ cộng đồng; bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và an toàn. Chứng chỉ không phải để bảo vệ các nhà chuyên môn mà để cung cấp chỉ dẫn cho bác sỹ và y tá về yêu cầu của Chính phủ đối với thực hành chuyên môn, hành vi và hiệu quả công việc của các cán bộ y tế; đồng thời cấp chứng chỉ cho cán bộ y tế gắn với việc công nhận các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo...

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động cũng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Nhằm đồng hành cùng chủ trương lớn này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; Phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; Gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…
Tham dự Tọa đàm có các khách mời tham dự chương trình gồm: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.