Phòng, chống dịch Covid-19 tại bến xe, nhà xe

Không thể chủ quan

Là nơi đông người qua lại và là nơi trung chuyển giữa các vùng miền, các bến xe là địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19). Nhận thức được điều này, những ngày qua, các bến xe trên địa bàn TP Hà Nội như Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm… đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tăng cường phòng chống dịch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nhà xe, hành khách còn chủ quan, lơ là, thậm chí cho cả vật nuôi, thú cưng lên xe…

Nhiều bến xe chủ động phòng, chống dịch

Ghi nhận của phóng viên chiều 13.2, tại bến xe Mỹ Đình cho thấy, bến xe đã chủ động treo băng rôn tuyên truyền và có những cảnh báo về dịch bệnh. Tại các khu vực ra vào bến, đều có cồn rửa tay và dung dịch sát khuẩn. Nhân viên của bến xe liên tục nhắc nhở hành khách sử dụng khẩu trang chỗ đông người. Trên tất cả bản tin và hệ thống loa phát thanh tại các bến xe liên tục phát đi các thông báo của Bộ Y tế khuyến cáo hành khách, chủ động phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, đối với những tuyến xe khách chạy trên địa bàn các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc như: Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn, Cao Bằng, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Phúc - nơi có nhiều trường hợp mắc Covid-19, bến xe đã nhắc nhở và gửi thông báo đến từng lái phụ xe ký nhận việc chấp hành quy định về việc đeo khẩu trang, không chở động vật hoang dã để các lái phụ xe, cá nhân hành khách đi trên xe nâng cao nhận thức, chủ động phòng chống dịch.

Nhà xe Hải Âu chủ động phun thuốc khử trùng phòng dịch bệnh Covid-19
Nhà xe Hải Âu chủ động phun thuốc khử trùng phòng dịch bệnh Covid-19

Tại bến xe Gia Lâm, với lượng xe chuyên tuyến lớn (khoảng 70 nhà xe, trung bình mỗi ngày có 700 lượt xe ra vào bến), những ngày gần đây, Ban quản lý bến xe cũng đã chủ động phối hợp với chính quyền, y tế phường tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu vực bến xe; trang bị cho các nhân viên khẩu trang y tế khi làm việc, bố trí cồn rửa tay và dung dịch sát khuẩn tại nhiều điểm trong bến xe. Phó Giám đốc bến xe Gia Lâm Nguyễn Minh Tuấn cho biết, đối với một số tuyến Cao Bằng - Gia Lâm, Móng Cái - Gia Lâm, Hà Giang - Gia Lâm…, để bảo đảm an toàn, không để dịch lây lan, Ban quản lý đã quán triệt yêu cầu các nhân viên phải chú ý quan sát hành khách, nếu như hành khách có biểu hiện như: ho, khó thở cần lập tức báo cho trung tâm y tế để được sơ cứu, cách ly kịp thời trước khi thông báo, phối hợp với lực lượng chức năng.

Tương tự, tại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, công tác phòng, chống dịch corona cũng được Ban quản lý bến và các nhà xe thực hiện nghiêm túc. Ngoài băng rôn, khẩu hiệu, bến xe này còn tích cực tuyên truyền và thông tin đến toàn bộ nhân viên và hành khách cũng như các nhà xe phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng dịch. Riêng đối với bến xe Nước Ngầm, yêu cầu 100% nhân viên bến xe và các lái, phụ xe phải sử dụng khẩu trang, nếu không thực hiện sẽ bị nhắc nhở hoặc lập biên bản.

Giám đốc Trung tâm Quản lý và Ðiều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết, các đơn vị vận tải đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để hệ thống vận tải công cộng sạch sẽ, an toàn, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, để phòng, chống dịch Covid-19 không lây lan ra cộng đồng, hành khách cần có biện pháp tích cực để tự bảo vệ mình, khi tham gia vận tải công cộng có ý thức bảo vệ môi trường chung như đeo khẩu trang.

Còn đó những lo ngại

Khảo sát của phóng viên về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bến xe khách trên địa bàn Hà Nội cho thấy sự quyết liệt, gắt gao, hầu hết các bến xe, nhà xe, hành khách đều đã ý thức về việc phòng chống dịch bệnh. Nhiều nhà xe cho biết, thực hiện những khuyến cáo của cơ quan y tế, Ban quản lý bến xe, các đơn vị đã nghiêm túc chấp hành và thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như: Tất cả các lái, phụ xe đều đeo khẩu trang, hướng dẫn nhắc nhở hành khách đeo khẩu trang, không chở động vật hoang dã để tránh dịch bệnh lây lan. Đơn cử, Công ty TNHH Xe Việt, trong những ngày qua đã chủ động tiến hành tập huấn công tác phòng, chống dịch cho các tài xế, phụ xe; đồng thời tiến hành tiêu độc khử trùng, phụt khí ô zôn đối với mỗi tuyến để bảo đảm an toàn cho hành khách.

Tuy vậy, cũng còn không ít những hành khách, nhà xe, đặc biệt là các xe dù, bến cóc chưa ý thức về dịch bệnh, còn chủ quan không sử dụng khẩu trang khi tới những chỗ đông người, thậm chí có nhà xe vẫn cho phép vật nuôi như chó, gia cầm lên xe. Đơn cử, vào 17 giờ ngày 12.2, có mặt trên chuyến xe Cẩm Khê - Sơn Tây - Mỹ Đình, biển số xe 19B-010.51, nhà xe Hậu Thắng, tình trạng chủ xe cũng như hành khách rất thờ ơ, không đeo khẩu trang. Đáng lo ngại, lái và phụ xe cho phép khách gửi động vật nuôi, gà chọi lên xe, khiến nhiều hành khách không khỏi ái ngại…

Khảo sát thực tế tại một số xe khách tuyến Mỹ Đình - Sơn Tây những ngày gần đây cũng cho thấy, dường như dịch bệnh vẫn còn ở nơi nào rất xa, bởi trên các tuyến xe này, tình trạng lái, phụ xe và hành khách rất thờ ơ với “khẩu trang y tế”. Cụ thể, trên xe các tuyến Mỹ Đình - Sơn Tây - Tản Hồng, hay Mỹ Đình - Trung Hà,… thay vì khẩu trang, nước sát trùng được chuẩn bị chu đáo, thì cảnh tượng nhồi nhét, mùi hôi xú uế từ vật nuôi, thú cưng ở trên xe vẫn diễn ra khá phổ biến. Chia sẻ những bức xúc khi phải hứng chịu mùi tạp nham và hôi hám từ vật nuôi được “vô tư” đưa lên xe, một số hành khách đi trên các tuyến xe Chẹ - Mỹ Đình cho biết, cảnh tượng xe nhồi nhét, cho rau cỏ, hoa quả, gà vịt, lợn ngan lên xe chở cùng người là chuyện không phải hi hữu ở tuyến này, nhưng đáng lo ngại là trong tình cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc nhà xe chở vật nuôi và động vật hoang dã trên xe là rất đáng lo ngại, không cẩn thận không bệnh này thì bệnh dịch khác sẽ phát sinh…

Trong tình cảnh dịch bệnh do virus Covid-19 đang bùng phát, lo ngại trên của hành khách là điều dễ hiểu. Thiết nghĩ để bảo đảm dịch bệnh không lây lan rộng, bên cạnh việc chủ động phòng chống dịch của các bến xe, nhà xe, hành khách, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra đặc biệt đối với các nhà xe chở động vật và động vật hoang dã, kiên quyết xử lý đối với trường hợp vi phạm.

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.