Không nản lòng trước dịch

- Thứ Ba, 15/06/2021, 14:50 - Chia sẻ
Chủ trì cuộc họp về chủ trương xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm: các dự án phải triển khai theo hình thức đối tác công – tư (PPP) là chính, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân và trên tinh thần chia sẻ rủi ro, vì mục tiêu lấy hạ tầng giao thông làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công cuộc nối dài “mạch máu cao tốc đã bắt đầu

Việc cả nước hiện mới có 1.163 km đường cao tốc - loại hình giao thông hiện đại, linh hoạt có khả năng kết nối rất cao - là một trong những lý do khiến hạ tầng giao thông chưa có sự bứt phá đủ lớn, thậm chí còn tiếp tục là điểm nghẽn của nền kinh tế.

Cùng với quyết tâm “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể” như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đổi mới tư duy trong phân bổ nguồn lực, lựa chọn công trình có tính lan tỏa cao và xây dựng được cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân có tính đột phá chính là chìa khóa giúp những người làm giao thông sớm nối thông cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025, tạo tiền đề đưa đất nước sở hữu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030. 

Trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn chế vẫn phải “căng ra” chi cho nhiều việc, mục tiêu hoàn thành 4.800 km trong không đầy 10 năm tới có thể gặp những thách thức trong quá trình thực hiện phải chung sức  quyết liệt xử lý vượt qua.

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ vượt khó để về đích đúng tiến độ

Giai đoạn 2016 - 2020, công cuộc nối dài mạch máu cao tốc bắt đầu xuất hiện thêm những nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư dưới hình thức BOT, như Tập đoàn Đèo Cả (Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận); Sun Group (Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn) do địa phương trực tiếp đóng vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các tuyến đường cao tốc gần như ngay lập tức phát huy được hiệu quả đầu tư, với tư cách công trình cấp cao nhất trong hệ thống đường bộ, có năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn, có khả năng kết nối các loại hình giao thông.

Điều đáng nói là, các tuyến cao tốc càng phát huy hiệu quả, thì lại thêm nỗi tiếc nuối của cả Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), chính quyền các địa phương và người tham gia giao thông do việc triển khai đầu tư hệ thống đường cao tốc quá chậm so với mục tiêu quy hoạch và so với tốc độ xây dựng của các nước trong khu vực.

“Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, của nhân dân, của các tổ chức tín dụng và cả hệ thống chính trị”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thế nhưng…! Ai nợ ai …

Trong hơn 10 năm qua, Tập đoàn Đèo Cả có đóng góp rất lớn cho sự phát triển hạ tầng giao thông nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Với mục tiêu vươn lên trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2030 và trở thành nước phát triển cao vào năm 2045, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh t ế -xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ xác định: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển hạ tầng giao thông là điều kiện cần thiết để phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế thì việc kêu gọi các các đối tác tư nhân tham gia cùng nhà nước theo hình thức PPP là giải pháp hoàn toàn đúng đắn, xã hội hóa hạ tầng giao thông. Khi đó, vai trò của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn cho các dự án.

Bám sát chiến lược phát triển của đất nước, Đèo Cả đã không ngừng nghiên cứu, học tập các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hạ tầng giao thông để triển khai thi công nhiều dự án hầm, đường bộ phức tạp với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế các tỉnh thành có dự án đi qua.

Quá trình đó, Đèo Cả nhận được sự đồng hành của Vietinbank và việc vay vốn tại Vietinbank đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước, không phát sinh việc cấp tín dụng vượt mức cho phép.

Các dự án do VietinBank cho vay đều là các dự án trọng điểm của quốc gia: tuyến hầm đường bộ qua Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân tăng năng lực giao thông qua các tỉnh duyên hải Miền Trung, giảm tai nạn qua cung đường đèo nguy hiểm, tốc độ lưu thông của các phương tiện vận tải nhanh chóng hơn..., tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tiếp nối tuyến Hà Nội - Bắc Giang từng bước khép kín tuyến đường cao tốc đến Hữu Nghị quan, là cung đường vận tải hàng hóa quan trọng Bắc - Nam.

Các dự án đã huy động nguồn vốn của Nhà đầu tư theo đúng quy định của luật pháp, và Hợp đồng BOT đã ký kết với Bộ GTVT; nguồn vốn vay được giải ngân vào các hạng mục của công trình. Đến nay các dự án đã hoàn thành và đi vào vận hành, phát huy giá trị đúng theo mục tiêu đầu tư ban đầu.

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg về điều kiện xem xét khoản cấp tín dụng vượt giới hạn, Đèo Cả và VietinBank thỏa mãn tiêu chí: “Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ”. Nguồn vốn tín dụng là một phần tối quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ rất lớn mà Chính phủ giao cho ngành giao thông.

Khi cả nước chung tay chống bệnh dịch Covid - 19, doanh nghiệp vật lộn chống chọi với khó khăn kinh tế,  thì việc sẻ chia những kho khăn, tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp không nản lòng, vượt lên thách thức đóng góp phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện tác động của đại dịch hết sức sâu rộng và ngặt nghèo .

Thành Nam