Phát triển kinh tế tập thể:

Khi vai trò nòng cốt dẫn dắt kinh tế tập thể được đẩy mạnh

- Thứ Sáu, 20/11/2020, 18:59 - Chia sẻ
Thời gian qua, bằng việc phát huy vai trò nòng cốt dẫn dắt kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể trong việc vừa đẩy mạnh triển khai vừa tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã… qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã và vai trò của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
“Đoàn kết - Kỷ cương - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả” là bước đổi mới phương thức, lề lối, tác phong làm việc được Thường trực Liên minh hợp tác xã Việt Nam triển khai thực hiện
“Đoàn kết - Kỷ cương - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả” là bước đổi mới phương thức, lề lối, tác phong làm việc được Thường trực Liên minh hợp tác xã Việt Nam triển khai thực hiện

Từ làm tốt công tác cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể

Bằng việc triển khai đồng bộ nhiệm vụ được giao nên trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã làm tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn cả nước và các địa phương, làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tham mưu xây dựng chính sách, cung ứng dịch vụ công; xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị; tuyên truyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; bộ máy tổ chức và hoạt động từng bước củng cố và hiệu quả hơn, qua đó đã đóng góp và mang lại lợi ích thiết thực đối với thành viên hợp tác xã, vị thế của hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam ở trong nước và đối tác quốc tế dần được khẳng định.

Theo phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả” là bước đổi mới phương thức, lề lối, tác phong làm việc được Thường trực Liên minh hợp tác xã Việt Nam triển khai thực hiện cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Theo đó, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan từ 32 đơn vị đầu mối tinh giản còn 23 đơn vị đầu mối, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị, quy định nội bộ, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và hoạt động; tăng cường liên kết hệ thống, hướng mọi hoạt động vào phục vụ kinh tế tập thể, hợp tác xã; ban hành 9 Nghị quyết Ban chấp hành, 58 chương trình hành động, chiến lược, kế hoạch, đề án trọng điểm, 352 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Cùng với đó, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách và pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tăng cường phối hợp với các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương, các sở, ngành, tổ chức đoàn thể ở địa phương về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Đến triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

 Là thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã chủ động, tích cực thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao từ việc ban hành Kế hoạch triển khai trong toàn hệ thống liên minh hợp tác xã đến chủ trì, phối hợp tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đối với lĩnh vực phi nông nghiệp; tổng kết, đánh giá phát triển kinh tế tập thể hằng năm và dài hạn, qua đó đã tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, ban hành các chủ trương, Nghị quyết, Kết luận về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Cùng với đó, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã triển khai có trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo,.. cụ thể hóa việc thực hiện các Chương trình thông qua xây dựng và phát triển hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, tổ hợp tác, từ đó huy động tối đa các nguồn lực để triển khai thựchợp tác xã hiện Chương trình đạt kết quả tích cực. Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh lồng ghép các chính sách được giao triển khai thực hiện để các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã được tiếp cận. Nhiều Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được cấp ủy và chính quyền địa phương giao thực hiện từ 02 đến 15 nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ hợp tác xã; xây dựng và trình HĐND, UBND cấp tỉnh kế hoạch, đề án, báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; sơ kết 05 năm thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012; kiểm tra, phát hiện khó khăn, vướng mắc, đề xuất chính sách phát triển hợp tác xã.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được Liên minh hợp tác xã Việt Nam đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã và vai trò của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho 152.730 lượt người; biên soạn 04 báo cáo thường niên hàng năm (tiếng Anh và tiếng Việt) phát hành trong nước và quốc tế. Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh tổ chức 471 hội nghị, hội thảo với 41.000 người tham gia, đăng tải 36.176 tin, bài, phóng sự về tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; định kỳ hàng tháng, quý phát hành bản tin về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; công tác tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu, gắn với công tác tư vấn, hỗ trợ và phát triển hợp tác xã.

 

Bảo Ngân