Khi nào núi lửa trên Trái đất hết phun?

Theo giới khoa học, núi lửa cuối cùng sẽ trở thành dĩ vãng trên Trái đất, do hành tinh này dường như tiếp tục nguội đi theo thời gian.

Khi nào núi lửa trên Trái đất hết phun? - Ảnh 1.
Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) - Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, có khoảng 1.350 "núi lửa tiềm năng đang hoạt động trên toàn thế giới". Chỉ hơn 1/3 trong số chúng đã phun trào vào một thời điểm nào đó được ghi lại trong lịch sử.

Ông Ed Llewellin - giáo sư núi lửa tại Đại học Durham, Anh - nói với trang Live Science: "Hầu hết các núi lửa trên hành tinh đều nằm dưới nước, dọc theo hệ thống sườn núi giữa đại dương dài 65.000km. Khoảng 80% sản lượng magma của Trái đất là từ các núi lửa dọc theo những rặng núi này, thường chúng nằm dưới bề mặt đại dương 3 - 4km".

Ông cho biết có thể quên đi những ngọn núi lửa này, bởi chúng ẩn sâu bên dưới bề mặt đại dương, do đó những vụ phun trào của chúng hiếm khi ảnh hưởng đến chúng ta.

Nhưng những ngọn núi lửa nằm trên bề mặt đại dương thì sao? Ông Llewellin thông tin: Trong số núi lửa trên đất liền, nhiều núi lửa nằm xung quanh Thái Bình Dương. Khu vực này được bao quanh bởi các "vùng hút chìm", nằm xung quanh rìa của các mảng kiến ​​tạo, nơi một mảng trượt bên dưới mảng khác.

Do hoạt động kiến ​​tạo này, Thái Bình Dương là nơi có vành đai lửa. Đây là một vành đai hoạt động địa chấn dài 40.000km, hình móng ngựa, là tâm chấn của khoảng 90% trận động đất trên thế giới.

Tuy nhiên, do bản chất của các hoạt động kiến ​​tạo, Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng là một điểm nóng núi lửa.

Trong toàn bộ lịch sử Trái đất, tần suất hoạt động của núi lửa đã giảm dần. "Trái đất thuở sơ khai nóng hơn nhiều so với ngày nay - đến mức chúng tôi nghĩ rằng đã có những thời kỳ toàn bộ bề mặt Trái đất bị bao phủ trong đại dương magma", ông Llewellin nói.

Trái đất bây giờ mát mẻ hơn và hiếu khách hơn rất nhiều so với thời kỳ biển magma của nó. Theo ông Llewellin, núi lửa cuối cùng sẽ trở thành dĩ vãng trên hành tinh của chúng ta do Trái đất dường như tiếp tục nguội đi theo thời gian.

"Điều này đã xảy ra trên Mặt trăng. Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với Trái đất, vì vậy nó nguội đi nhanh hơn", Llewellin giải thích.

Tuy nhiên, có vẻ như không có khả năng núi lửa sẽ sớm biến mất. Trên thực tế, một số chuyên gia đã gợi ý rằng có thể mất 91 tỉ năm để lõi Trái đất mất hết nhiệt, có nghĩa là núi lửa có thể tồn tại lâu hơn con người.

Nếu muốn chứng kiến ​​một vụ núi lửa phun trào thực sự, bạn có thể đến Stromboli - một hòn đảo nhỏ ngoài khơi nước Ý. Nó đã phun trào gần như không ngừng nghỉ trong 1.500 năm qua hoặc lâu hơn.

Nếu tham gia chuyến tham quan có hướng dẫn lên núi lửa, bạn gần như sẽ thấy một trong những vụ nổ nhỏ do núi lửa tạo ra sau mỗi vài phút từ một trong nhiều lỗ thông hơi gần đỉnh.

Khoa học

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.