Khẩn trương hoàn thiện pháp luật cho các mô hình kinh tế mới

Với rất nhiều chủ trương, chính sách lớn và mới được xác định tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc thực hiện đột phá chiến lược về cải cách thể chế đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cả những thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong 2 năm 2021, 2022 - cao điểm triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó, cần khẩn trương hoàn thiện pháp luật cho sự hình thành và vận hành của các mô hình kinh tế mới.

Bảo đảm sự đồng thuận cao của xã hội

Với nhận thức tầm quan trọng của công tác thể chế, sau khi kiện toàn một bước các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp thứ Mười một, Quốc hội Khóa XIV, ngay từ phiên họp đầu tiên vào tháng 4.2021, Chính phủ đã quyết nghị, coi nhiệm vụ rà soát pháp luật, hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, cần triển khai ngay ở tất cả bộ, ngành, địa phương. Chính phủ giao các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo, phụ trách công tác xây dựng pháp luật, chỉ đạo tổ chức huy động các nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, khắc phục các hạn chế, bất cập thể hiện ở chất lượng, tiến độ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, một số nghị định, thông tư chưa được sửa đổi, thay thế kịp thời để phù hợp với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Để tháo gỡ các vướng mắc pháp lý gây cản trở đến các hoạt động phát triển kinh tế, cần tăng cường chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổng kết thi hành pháp luật, cần tạo ra những động lực mới từ các cơ chế chính sách, hỗ trợ, thúc đẩy các thành phần kinh tế khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid - 19 vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là cần rà soát, sửa đổi ngay các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tiễn quy định trong các nghị định, thông tư, hoàn thành trong quý III.2021. Việc xây dựng hoặc tham gia ý kiến về văn bản pháp luật phải bám sát yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành, lĩnh vực quản lý, tránh tình trạng không có ý kiến dẫn đến văn bản ban hành không khả thi hoặc phát sinh vướng mắc mới. Việc rà soát pháp luật được Chính phủ chỉ đạo trực tiếp đến từng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh yêu cầu chỉ đạo tổ chức rà soát ngay các vướng mắc do các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đất đai, quy hoạch, quản lý tài sản công, thuế... để khẩn trương đề xuất phương án xử lý, kiến nghị sửa đổi.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, các bộ, cơ quan phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, tránh tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; phải kiểm soát chặt chẽ các quy định thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải chủ động lấy ý kiến đối tượng chịu tác động, truyền thông về dự kiến chính sách mới, huy động sự tham gia có hiệu quả của các chuyên gia, nhà khoa học và người làm công tác thực tiễn để tiếp thu những ý kiến xác đáng trên tinh thần cầu thị, bảo đảm sự đồng thuận cao của xã hội và tính khả thi của chính sách.

Nhiệm vụ vẫn còn rất lớn

Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Chính phủ và các bộ, ngành còn rất lớn nhằm tiếp tục, đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường về nhiều nội dung quan trọng như: Thực hiện rà soát các nghị quyết, chủ trương của Đảng trong thời gian qua, nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế chính sách hiện hành về: Chế độ sở hữu, về thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản; phát triển kinh tế số và chuyển đổi số; quản lý đất đai, phân bổ nguồn lực, quản lý ngân sách, tài sản công; quản lý quy hoạch không gian, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành; thủ tục các dự án đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, môi trường, khai thác tài nguyên; điều kiện gia nhập thị trường, quyền tự do kinh doanh, vai trò của kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài; phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp Trung ương và địa phương...

Để có căn cứ pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh tế, thương mại, dân sự phát triển theo cơ chế thị trường, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cùng với Nhà nước để tạo ra đột phá về thể chế mạnh mẽ hơn, trong thời gian tới cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực như: Cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành các mô hình kinh tế mới như: Kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số; hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí, ngân sách nhà nước; đầu tư của Nhà nước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh; pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ; pháp luật về giải quyết các tranh chấp dân sự; cơ chế về tổ chức, bộ máy, biên chế, bảo hiểm xã hội và tiền lương ở khu vực công; pháp luật chuyên ngành trong các ngành liên quan đến phát triển hạ tầng như: Quy hoạch đô thị, nhà ở, bất động sản, năng lượng, dầu khí, giao thông (đường bộ, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt)…

Đồng thời với việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm rà soát tổng thể các quan hệ chính trị, ngoại giao, đầu tư, thương mại của Việt Nam với các nước, tổ chức, định chế quốc tế, các Hiệp định thương mại, đề xuất hoàn thiện thể chế thực thi và khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế (WTO, CPTPP, các hiệp định đa phương và song phương), xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, tránh phụ thuộc vào một số thị trường; có giải pháp kịp thời, phù hợp với những diễn biến mới trong chính sách thương mại của các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU...

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.