Trò chuyện đầu tuần

“Khán giả của chúng tôi vẫn rất yêu chèo”

Trò chuyện với NSƯT THU HUYỀN - cái tên đã rất quen thuộc với những người yêu mến chèo, để thấy những người say mê, coi chèo là lẽ sống luôn tràn đầy niềm tin về sự tồn tại của nghệ thuật truyền thống. “Chèo hay nghệ thuật truyền thống không bao giờ mất đi. Khán giả của chúng tôi rất điềm tĩnh, âm thầm, nhẹ nhàng nhưng vẫn yêu chèo”, NSƯT Thu Huyền nói.

Đưa chèo đến muôn phương

- Trong đời sống thuở xưa, chèo có vị trí quan trọng, thân quen mỗi khi tới hội làng mùa xuân. Không biết chiếu chèo ngày xuân còn phổ biến ở các làng quê bây giờ không?

NSƯT Thu Huyền - Ảnh: NVCC
NSƯT Thu Huyền. Ảnh: NVCC

- Thực ra, khi tôi còn nhỏ đã không thấy chiếu chèo sân đình như thời các cụ xưa vẫn làm mà chèo đã được đưa vào sân khấu hộp như cách biểu diễn hiện nay. Dù vậy, tôi vẫn rất nhớ tiếng trống chèo trong các hội làng và nhất là trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày xuân với người Việt không thể thiếu âm thanh quen thuộc của những câu hát í a gần gũi. Nhiều năm nay, vào thời điểm trước giao thừa, Nhà hát Chèo Hà Nội vẫn đều đặn biểu diễn tiểu phẩm chèo, các giá đồng ở đền Ngọc Sơn, năm nay thêm một điểm là sân khấu Trung tâm quận Cầu Giấy. Từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, các nghệ sĩ giới thiệu chèo tới du khách thăm quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Từ mùng 4 Tết bắt đầu đi diễn khai xuân ở các làng quê ven nội thành Hà Nội, có năm mang chèo đến vùng Tây Bắc xa xôi, hay vào tận đất mũi Cà Mau…

- Chị nhận thấy mọi người đón nhận chèo như thế nào?

- Ở miền Bắc, hiện tại khán giả của chèo vẫn nhiều, nhất là dịp hội làng mùa xuân bao giờ các cụ cũng mời bằng được đoàn chèo về biểu diễn. Còn ở các vùng quê Nam Bộ, người miền Nam nghe đến chèo ban đầu có vẻ không thích, nhưng khi xem rồi họ ngạc nhiên thấy chèo rất hay. Cứ vậy khán giả đến với sân khấu chèo ngày một đông hơn. Mặc dù cũng chia sẻ rất thật rằng ở các làng quê, khán giả của chèo đều là người dân lao động, thù lao cho một buổi diễn rất khiêm tốn. Song chính sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả là nguồn động viên tinh thần rất lớn để nghệ sĩ tâm huyết đưa chèo đến với muôn phương.

Vở chèo Linh Từ quốc mẫu của Nhà hát Chèo Hà Nội do NSƯT Thu Huyền chỉ đạo nghệ thuật, đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 - Ảnh: NHCHN
Vở chèo Linh Từ quốc mẫu của Nhà hát Chèo Hà Nội do NSƯT Thu Huyền chỉ đạo nghệ thuật, đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Chèo toàn quốc 2022. Ảnh: NHCHN

Đầu tư kịch mục mới, gương mặt mới

- Từ kinh nghiệm mấy chục năm gắn bó với sân khấu chèo, theo chị, làm thế nào để bộ môn nghệ thuật này ngày càng thu hút được nhiều khán giả?

- Thực tế thời gian qua, Nhà hát Chèo Hà Nội đã làm rất nhiều chương trình để thu hút khán giả, trong đó có những chương trình dành cho đối tượng khách du lịch, tuy nhiên chỉ giới thiệu được những trích đoạn dễ hiểu. Nghệ thuật này hay ở sự thâm thúy, tinh tế của lời hát, chèo là bi hài mà trong cái bi hài ấy phải nói ý nói tứ, khiến người xem cười lăn cười lộn nhưng suy ngẫm sâu sắc. Cho nên, hướng đi bền vững là giới thiệu, lan tỏa cái hay, đặc sắc, mang đúng chất chèo truyền thống tới đông đảo khán giả Việt Nam. Muốn vậy quan trọng nhất là quan tâm đầu tư xây dựng kịch mục mới, hấp dẫn, đủ sức thu hút sự chú ý của khán giả.

- Nhưng nhiều người nói rằng khán giả của chèo bây giờ chỉ còn là lớp người lớn tuổi ở thôn quê mà thôi?

- Nói chỉ các cụ mới xem chèo cũng không đúng đâu. Thực ra giới trẻ vẫn xem chèo, nhất là vào dịp hội làng, nam thanh nữ tú kéo nhau đến, đầu tiên là tò mò xem nghệ thuật chèo như thế nào. Đấy chính là cơ hội để chèo trưng ra những gì thật hấp dẫn, thật thu hút để các em thấy thích, say mê. Đấy chính là thời điểm giới thiệu kịch mục mới, gương mặt mới để kéo khán giả trẻ đến gần sân khấu truyền thống.

- Đang phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội, xin chị cho biết sự quan tâm đầu tư cho các gương mặt mới của Nhà hát thể hiện ra sao?

- Nhà hát Chèo Hà Nội luôn mở rộng cánh cửa chào đón các tài năng trẻ và tạo điều kiện hết mức để các em có những vai diễn chính. Bởi vì đây là nghề văn ôn võ luyện, không được đứng trên sân khấu, không được làm việc thì không bao giờ phát triển tài năng được. Nhà hát tự hào có lấp lánh những tài năng trẻ như Thanh Huyền, Tiến Đạt, Thương Tín…, hay các lớp trước đó như Quốc Phòng, Việt Thắng, Quang Dương, Hồng Thắm, Thu Hòa, Phương Mây… cũng về Nhà hát từ khi còn rất trẻ mới vững vàng như bây giờ.

Giữ lửa nghệ thuật chèo

- Các cụ xưa nói rằng diễn viên mới bước vào nghề hát chèo là phải chạy cờ chạy quạt, Nhà hát Chèo Hà Nội vượt qua tư duy cũ ấy như thế nào?

- Chèo là nghệ thuật tổng hợp, đòi hỏi tinh thần tập thể. Vở này anh đóng vai chính, tất cả nhà hát hỗ trợ, nghệ sĩ khác chạy cờ chạy quạt, đóng vai phụ, nhưng ở vở kia người khác vào vai chính, anh lại đóng vai phụ, chạy cờ chạy quạt. Tôi cho đó là điều đáng quý của sân khấu chèo nói riêng, sân khấu truyền thống nói chung, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó tập thể và tinh thần vì nghệ thuật.

Tôi luôn nói với các diễn viên trẻ rằng nghề này là “bánh đúc bầy sàng”, nói dù hay, dù tốt đến mấy mà lên sân khấu diễn không hay, không tốt cũng phải nhường cho người khác lên. Kể cả vai chính hay phụ, kể cả vai chạy cờ, chạy quạt… cũng đều phải cố gắng học hỏi, làm tốt.

- Quan sát lớp nghệ sĩ trẻ bây giờ, chị thấy lửa nghệ thuật của họ so với thế hệ trước có giảm đi không?

- Nhiều người bảo rằng bây giờ lửa nghệ thuật của các em không bằng cha chú đi trước, tôi lại nghĩ khác. Các em vào nghề bây giờ mới là những người dũng cảm hơn chúng tôi ngày xưa. Ngày trước chúng tôi không có nhiều lựa chọn, vào nghề thuận lợi, được hỗ trợ rất nhiều. Bây giờ các em đứng trước rất nhiều lựa chọn hấp dẫn từ ca nhạc, phim ảnh… mà vẫn hướng theo nghệ thuật truyền thống, riêng điều đó đã rất đáng quý. Tôi biết có những em được giao vai diễn đã chăm chỉ ôn luyện hàng ngày, hàng đêm, có những em thậm chí đã xin từ bỏ sân khấu chèo nhưng rồi quay lại, quyết định gắn bó với chèo…

- Chị nói gì nếu có người bảo rằng chèo hay nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung "bạc" với người nghệ sĩ lắm?

- Tôi đứng trên sân khấu chèo mấy chục năm rồi, bây giờ nhường sân khấu cho các bạn trẻ, tôi không nghĩ đó là "bạc". Mình đã có thời của mình, từng thăng hoa trên sân khấu, bây giờ lui lại, đóng các vai phù hợp với độ tuổi. Ta nói gái có công thì chồng chẳng phụ, không có nghề nào bạc hết. Mình lao tâm khổ tứ, hy sinh, tâm huyết, làm hết trách nhiệm thì tôi tin rằng nghề sẽ không phụ mình. Tất nhiên, nghệ thuật truyền thống cũng có lúc thịnh, lúc trầm lắng, quá nhiều loại hình nghệ thuật khác du nhập, bắt buộc phải chia khán giả. Có thể các nghệ sĩ chèo không có thu nhập cao như những loại hình nghệ thuật đang “hot” nhưng họ sẽ luôn có khán giả yêu mến, trân trọng. Ngọn lửa của chèo, của sân khấu truyền thống sẽ soi sáng con đường nghệ thuật, và sẽ không bao giờ mất đi, vì đó chính là hồn cốt của dân tộc.

- Xin cảm ơn chị!

Lê Thư thực hiện

Văn hóa - Thể thao

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.