Tái hiện “Con đường thống nhất” tại Hoàng thành Thăng Long

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 28.4, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.

Nhà và Hầm D67 là di tích cách mạng quan trọng trong Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Di tích gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại đây, từ tháng 9.1968 - 30.4.1975, Bộ Thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (từ năm 1976 là Đảng Cộng sản Việt Nam), Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương, chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo, đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

cat-bang.jpg
Cắt băng khai mạc triển lãm

Hơn 200 tài liệu, hình ảnh, tái hiện sinh động giai đoạn nước rút quyết định từ sau Hiệp định Paris (1973) đến ngày toàn thắng mùa Xuân 1975, với ba chủ đề: Quyết định chiến lược của Tổng hành dinh, Một ngày bằng 20 năm, và Tiến về Sài Gòn.

Ở chủ đề Quyết định chiến lược của Tổng hành dinh là các hình ảnh giới thiệu tình hình nước ta từ sau Hiệp định Paris năm 1973. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng cuộc kháng chiến của quân dân ta đang đứng trước thời cơ lớn. Trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng, từ Tổng hành dinh, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đưa ra những quyết định chiến lược cho cách mạng Việt Nam, khẳng định “Kiên định con đường cách mạng bạo lực, giữ vững chiến lược tiến công, nắm vững thời cơ, chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn”.

Không gian trưng bày Một ngày bằng 20 năm gồm những bức ảnh cho thấy việc hiện thực hóa chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Cuộc chiến đấu của ta phát triển với tốc độ “thần tốc” với liên tiếp thắng lợi từ các chiến trường: Đường 14 - Phước Long, Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng.

Tiến về Sài Gòn phản ánh sự chỉ đạo toàn quân, toàn dân bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của Bộ Chính trị. Với tinh thần “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, quân và dân ta mở cuộc tổng công kích tiến về giải phóng Sài Gòn.

Vào 11 giờ 30 phút ngày 30.4.1975, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.

khach.jpg
Các em học sinh tham quan triển lãm

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, ngày 30.4.1975 đã trở thành dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Chiến thắng vĩ đại ấy khẳng định chân lý: dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, với ý chí quật cường, lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, chúng ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa non sông thu về một mối, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Triển lãm “Con đường thống nhất” mở cửa đến hết ngày 31.5.

Văn hóa - Thể thao

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.