
Khán giả có thể khám phá lịch sử truyện tranh nói chung và lịch sử truyện tranh Bỉ nói riêng qua phần giới thiệu 12 tác giả tiêu biểu của Bỉ trong đó có họa sỹ huyền thoại Hergé, cha đẻ của nhân vật chàng phóng viên thích phiêu lưu Tintin với cái đầu dị hợm; Morris người sáng tạo ra chàng cao bồi Luky Luke đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả trên khắp thế giới. Phần triển lãm của Bỉ còn tiếp tục với một tấm pano giới thiệu lịch sử hợp tác Việt Nam – Bỉ trong lĩnh vực truyện tranh. Khán giả cũng có thể đi vào nhà bếp của các tác giả truyện tranh khi xem phần giới thiệu Làm truyện tranh như thế nào? để hiểu hơn công việc của các họa sỹ - tác giả truyện tranh.

Nếu như triển lãm của Bỉ chọn cách tiếp cận lịch sử và kỹ thuật thì phần triển lãm của Pháp lại chú trọng đến yếu tố đương đại. 25 tấm pano lớn đưa ra một cái nhìn tổng thể về truyện tranh Pháp đương đại. Qua đó người ta có thể thấy sự đa dạng trong phong cách, đề tài, thể loại và hướng phát triển của truyện tranh ở Pháp. Từ những tác giả đi theo phong cách truyền thống với việc vẽ bằng bút sắt, bút chì cho đến truyện tranh internet, truyện tranh tương tác mà tiến triển của câu chuyện được hình thành theo phản ứng của độc giả. Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất của Pháp cũng được giới thiệu ở phần này cũng như mối quan hệ giữa người viết kịch bản và họa sỹ, tác giả với nhà xuất bản, các thế hệ họa sỹ truyện tranh ở Pháp... Đặc biệt, người xem được chứng kiến sự đa dạng trong phong cách của truyện tranh người lớn ở Pháp. Trong khoảng hơn 15 năm chỉ dành cho độc giả ở tuổi trưởng thành, cuối cùng truyện tranh phục vụ thiếu nhi cũng đã ra đời với một loạt các nhân vật hấp dẫn. Một thông tin đáng ngạc nhiên khi ở ta hai chữ truyện tranh thường chỉ đồng nghĩa với cho trẻ em.
Sức sống của truyện tranh và minh họa ở Việt Nam được thể hiện trong phần giới thiệu tác phẩm của hai họa sỹ Việt Nam và một họa sỹ Bỉ. Từ lâu Tạ Huy Long đã nổi tiếng trong giới với những nét vẽ uyển chuyển, một sự tiếp nối trực tiếp từ tranh truyền thống của Việt Nam, tạo nên một phong cách riêng và rất Việt Nam. Anh giữ cách làm việc truyền thống, vẽ, vào màu, vào thoại hoàn toàn thủ công. Trẻ hơn, phạm vi hoạt động rộng hơn, Phạm Huy Thông làm việc chủ yếu trên máy tính. Anh vẽ bằng bút quang và hình vẽ được đưa thẳng vào máy tính, cùng với muôn ngàn khả năng trộn màu, sửa bố cục của máy tính. Tác phẩm của Thông cho thấy ảnh hưởng của những người thuộc thế hệ 8X qua nét vẽ rất Tây. Eddy Coubeaux lập nghiệp tại Việt Nam từ hơn một năm nay, vẽ truyện tranh và tranh biếm họa với bút danh ECO. Anh cũng đồng thời hướng dẫn một lớp nhập môn về truyện tranh cho các họa sỹ trẻ Việt Nam. Mỗi người một vẻ mang đến sự phong phú trong cách nhìn về truyện tranh.

Sự lựa chọn các họa sỹ trong triển lãm lần này chưa hẳn đã hoàn toàn thuyết phục, bởi có họa sỹ trong triển lãm làm minh họa nhiều hơn là truyện tranh, khó có thể đại diện cho truyện tranh Việt Nam. Tuy nhiên, triển lãm cũng đặt ra câu hỏi về việc đào tạo họa sỹ truyện tranh Việt Nam, sự nghèo nàn về thể loại và phong cách: không có truyện tranh cho người lớn, không có truyện viễn tưởng, kinh dị hay phiêu lưu… cũng như chưa có một hội chợ sách truyện tranh Việt để quảng bá và hỗ trợ ngành này phát triển.
* Chính thức ra đời ở Châu Âu và phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX cùng với sự bùng nổ của số lượng các tờ báo viết, in nhiều bản, đến nay, truyện tranh đã trở thành món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới, cho những bạn trẻ ”từ 7 tuổi đến 77 tuổi” như người ta thường nói để quảng cáo cho bộ môn nghệ thuật thứ 9 này. * Có thể tạm phân loại truyện tranh thành 4 phong cách chính, tương ứng với 4 phương pháp sáng tác truyện tranh: truyện tranh Pháp-Bỉ, truyện Comics Mỹ, Manga Nhật Bản (và gần đây là Hàn Quốc) và các loại hình còn lại. Ở các nước phát triển, người ta thường coi truyện tranh là phương pháp hữu hiệu nhất để kéo trẻ em đến với văn hóa đọc, nuôi dưỡng niềm vui ấy cho đến những năm sau này với các loại truyện tranh dành cho người lớn. Ở Việt |
Đinh Nguyên