Khai mạc triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam

Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam- Hậu Giang 2023, sáng ngày 11.12, Bộ NN và PTNT cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề "Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt".

Phát biểu tại triển lãm, Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang Ngô Minh Long cho biết: Triển lãm con đường lúa gạo là một trong những điểm nhấn độc đáo của festival quốc tế ngành lúa gạo. Theo đó, những tiểu cảnh được dựng lên, đưa con người đến trí tượng tượng phong phú về cách canh tác lúa nước qua từng thời kỳ tái hiện sống động nền lúa gạo Việt Nam qua các giai đoạn phát triển từ sơ khai đến hiện đại, đánh dấu giai đoạn lúa gạo Việt Nam phát triển không ngừng, định vị thương hiệu top đầu thế giới.

Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam: Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt -0
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và khách tham quan thích thú với triển lãm cơ giới hóa ngành lúa gạo Việt Nam

Điều gây xúc động lớn nhất đối với nhiều người khi đến tham quan triển lãm tại kênh Xáng Xà No - điểm tái hiện con đường lúa gạo. Đây được cho là nơi vận chuyển, lưu trữ, lúa gạo lớn nhất xứ Nam Kỳ. Theo địa chí Hậu Giang,  Kênh Xáng Xà No là nơi ghi dấu ấn lịch sử về khai khẩn vùng đất nông nghiệp rộng lớn miệt Hậu Giang. Dòng kênh dẫn nguồn nước ngọt, phù sa từ Sông Hậu về bồi đắp, tưới tiêu cho những đồng lúa bạt ngàn. Cũng từ đây, ghe, xuồng lại tấp nập chở lúa từ Hậu Giang về Cần Thơ, Sài Gòn... tỏa đi muôn nơi.

Kênh xáng Xà No mặc nhiên được xem là "Con đường lúa gạo" sầm uất của miền Tây. Qua gần 120 năm hình thành và phát triển, đến nay dòng Xà No vẫn giữ vị trí rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và lúa gạo nói riêng.

Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam: Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt -0
Học sinh thăm cánh đồng để tìm hiểu xuất xứ của những hạt cơm

Tại sự kiện này, con đường lúa gạo được sắp đặt, tái hiện trong không gian rộng lớn, sử dụng hàng vạn chậu lúa để phối cảnh, từ lúc lúa gieo mầm xanh cho đến khi hạt vàng bội thu. Gắn với hạt lúa, đời sống của nông dân đã đổi thay từng ngày, từ nhà lá, nhà tôn vách đất, nhà ngói, dần đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố sang trọng hơn như nhà gỗ, nhà lầu; Những ruộng đồng của những xóm nhỏ cư dân theo thời gian cũng lớn rộng thành những cánh đồng mênh mông và theo sự phát triển đó, những xuồng ba lá, ghe tam bản, sà lan... đã được sử dụng để vận chuyển lúa gạo đến những những miền đất xa xôi của đất nước và các quốc gia.

Trong bối cảnh vào tháng 10.2023, cả nước đã xuất khẩu được 7,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 4,7 tỷ USD, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục tăng và lần thứ 2 được xướng tên là gạo ngon nhất thế giới,  Festival Lúa gạo quốc tế được tổ chức tại Hậu Giang đã góp phần đưa vị thế ngành lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Con đường lúa gạo còn giới thiệu mô hình tích hợp “lúa - tôm”, “lúa - cá”, “lúa - màu”, đã đạt được mục tiêu tối thiểu về chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và cải thiện thu nhập, nâng cao năng lực, vị thế cho người nông dân trồng lúa ở Hậu Giang nói riêng và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 

Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam: Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt -0
Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang Ngô Minh Long phát biểu tại lễ khai mạc

Tại triển lãm, hình ảnh làng quê Việt Nam được tái hiện qua ụ rơm, nhà lá, cây cỏ, cánh đồng cho đến các thành tựu khoa học công nghệ ngày càng được phát triển, các phương pháp trồng lúa nước, lúa cạn đã không ngừng được cải tiến. Để tôn vinh những giống lúa quý đã làm nên nền văn minh lúa nước, ban tổ chức đã  ghép các giống lúa đặc trưng, đại diện của 63 tỉnh, thành phố thành bản đồ Việt Nam, đây cũng là cách quảng bá "độc đáo nhất" thương hiệu Gạo Việt Nam đến với thế giới.

Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam: Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt -0
Tỉnh Hậu Giang xác lập 2 kỷ lục mới 

+ Tại sự kiện cũng đã diễn ra lễ đón nhận 2 kỷ lục Việt Nam: Không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo chủ đề "Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt" dài nhất và Mô hình Bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành nhiều nhất.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.