Hy Lạp chảy máu chất xám

Việc cắt giảm ngân sách cho giáo dục tiếp tục đe dọa chất lượng giảng dạy tại Hy Lạp. Ngày càng nhiều thanh niên nước này sang Đức học đại học với hy vọng cải thiện cơ hội trên thị trường nghề nghiệp.

Khi Alexia Papaioannou quyết định du học Đức, đã có sự phản đối kịch liệt ở quê hương. “Người giỏi nhất trong những người giỏi đã di cư” - tờ Kathimerini viết. Từ Athens, Alexia, 18 tuổi, đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học ở Hy Lạp, giờ đã học luật tại Heidelberg được 1 năm.

Ngày càng nhiều sinh viên Hy Lạp du học nước ngoài. Riêng tại Đức, năm 2012 - 2013, số lượng sinh viên Hy Lạp tăng 13%. Năm 2012, Phòng Thống kê Liên bang Đức thống kê có gần 6.000 sinh viên Hy Lạp, trong đó hơn 1.100 người trực tiếp bắt đầu việc học tập tại Đức.


Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Ngoại ngữ và Dịch thuật, ĐH Ionischen ở Corfu, Elena Apostolaki quyết định không học tiếp ở Hy Lạp, mà đăng ký học Thạc sỹ tại Khoa Bắc Mỹ, ĐH Bonn. “Với tôi, chảy máu chất xám chỉ là một nửa sự thật, bởi nhiều bạn bè tôi đã ở lại Hy Lạp và đang phải vật lộn tồn tại. Mục tiêu của tôi là có được bằng Thạc sỹ tại Berlin, làm việc ở Đức vài năm, sau đó trở về quê hương”. Cô gái 27 tuổi này cho biết, cô không chắc chắn thị trường việc làm ở Hy Lạp có được cải thiện trong những năm tới hay không. Theo Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp hiện ở mức 27%.

Theo Giáo sư chuyên ngành xã hội học Skevos Papaioannou, 4 - 5 năm qua, thanh niên Hy Lạp ngày càng du học sớm hơn, với hy vọng sau này sẽ tìm được việc làm nhanh hơn và dễ dàng hơn. Các con tôi cũng đang học ở Đức. Nguyên Trưởng khoa Khoa học xã hội, ĐH Crete đã nghỉ hưu tháng 9 vừa qua. “Trong nhiều năm, chúng tôi gặp vấn đề thừa giảng viên và gánh nặng chi phí phải trả quá cao”. Mới đây, ĐH Crete là trường đại học duy nhất của Hy Lạp lọt vào danh sách 400 trường đại học hàng đầu theo xếp hạng giáo dục đại học của Times. Điều này chẳng có ý nghĩa gì với Gs Papaioannou về tình hình hiện nay. Vấn đề của các trường đại học hiện nay là không được sinh viên chú ý. Tôi hy vọng sẽ không có thay đổi bất lợi nào nữa với hệ thống giáo dục. Giáo dục là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tương lai không sáng sủa. Năm 2011, ngân sách hàng năm của Bộ Giáo dục chi cho ĐH Crete là 17,5 triệu euro, năm 2012 bị cắt giảm chỉ còn 75% và trong năm tiếp theo giảm thêm 15%. Năm tới sẽ cắt giảm 23%, có nghĩa sẽ chỉ còn 3,1 triệu USD.

Chrysi-Maria Nikiforaki rời ĐH Crete 3 tuần trước khi bắt đầu du học Đức, nơi cô đăng ký theo học Triết học kinh viện tại ĐH Georg August. Cô coi thời gian du học theo học bổng chương trình giáo dục châu Âu Erasmus+ là cơ hội lớn. “Sau này tôi muốn học Thạc sỹ ở nước ngoài, ưu tiên là ở Đức. Đó là lý do trong các học kỳ tôi cố gắng tham dự càng nhiều lớp học tiếng Đức càng tốt”. Nikiforaki cũng đang tìm việc làm thêm để có thể nâng cao khả năng nói tiếng Đức.

Phó viện trưởng Viện Goethe ở Athens Ulrike Drissner cho biết, nhu cầu học tiếng Đức đang cao hơn bao giờ hết. Năm 2009, chỉ một thời gian ngắn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bung ra, Viện Goethe chỉ có 1.700 học viên, nhưng 4 năm sau, hơn 2.000 người học tiếng Đức. “Số người học tiếng Đức không ngừng tăng, nhưng đó không phải dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng mà là dấu hiệu của thắt chặt tài chính”.

Gs Skevos Papaioannou lo ngại, nếu đầu tư cho giáo dục không tăng, cơ hội nghề nghiệp không được cải thiện, ngày càng nhiều thanh niên Hy Lạp sẽ theo gót Elena Apostolaki và Chrysi-Maria du học nước ngoài.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.