Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao công tác quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; từng bước đầu tư hoàn chỉnh các khu vực lưu chứa, các bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đáp ứng đúng theo các yêu cầu kỹ thuật.
Huyện phấn đấu đến năm 2025, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên toàn huyện đạt 100%. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện; đến năm 2030, ít nhất 50% kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý được xã hội hóa. Huyện cũng đầu tư đồng bộ các bể chứa, khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương...