Huyện Hương Khê nỗ lực vượt khó xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

Vượt qua những khó khăn của huyện miền núi “chảo lửa, túi mưa”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cùng nhau đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vươn lên, biến thách thức thành thời cơ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Huyện Hương Khê nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích hơn trên 126.293ha, phía đông giáp huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên, phía tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài trên 50km, phía nam giáp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, phía bắc giáp huyện Vũ Quang và huyện Đức Thọ.

Hương Khê được lịch sử lưu danh là vùng đất với nhiều chiến tích hào hùng; nơi đây vua Hàm Nghi chọn làm căn cứ của phong trào Cần Vương, và từng là căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Truyền thống đó đang được viết tiếp trong công cuộc xây dựng quê hương với sự năng động, sáng tạo, đưa huyện nhà vững bước đi lên.

Theo báo cáo của UBND huyện Hương Khê, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, bên cạnh những thuận lợi vẫn gặp nhiều khó khăn: Thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp; giá cả các loại vật tư, nhiên liệu tăng; cán bộ, công chức, viên chức thiếu nhiều so với chỉ tiêu biên chế được giao; tập trung xử lý các vụ việc tồn đọng... Nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh; với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các giải pháp, huyện Hương Khê đã đạt được những kết quả đáng mừng trong tất cả các lĩnh vực.

Cụ thể, có 35/43 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch so với Nghị quyết số 59/NQ- HĐND ngày 23.12.2022 của HĐND huyện, được bổ sung, điều chỉnh tại Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 05.7.2023 của HĐND huyện. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 82,5 tỷ đồng (vượt 4,4%); Thành lập mới 40 doanh nghiệp (vượt 166%); Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,77%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,99%; Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất 11,07%, cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 32%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 39,55%, Thương mại - dịch vụ chiếm 28,45%; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,19 triệu đồng/người/năm. 100% đối tượng có nhu cầu được hưởng lợi các dịch vụ y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95%...

Đối với phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) đến nay, huyện Hương Khê có 20/20 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Toàn huyện có 129/201 khu dân cư mẫu, 1.348 vườn mẫu đạt chuẩn; có 24 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Hương Khê hiện có 5 tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn (Quy hoạch; Điện; Thủy lợi và phòng chống thiên tai; Môi trường; Hệ thống chính trị - An ninh trật tự xã hội - Hành chính công). Huyện phấn đấu tiếp tục duy trì, nâng cấp các tiêu chí đã đạt và xây dựng đạt chuẩn 4 tiêu chí còn lại trước 30.10.2024; đồng thời, chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu củng cố, nâng cấp, nâng chuẩn các nội dung, tiêu chí, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn của Bộ tiêu chí giai đoạn 2022 - 2025. Thị trấn Hương Khê tập trung hoàn thành 2 tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn đô thị văn minh trước 30.10.2024.

Những năm gần đây, từ làng trên xóm dưới, đi đến đâu chúng tôi đều cảm nhận được khí thế, sự hăng say của người dân trong phong trào xây dựng, phát triển kinh tế. Hầu như địa phương nào cũng có những mô hình vườn đồi, trang trại tiền tỷ.

Đặc biệt, hệ thống đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi ngày càng được xây dựng hiện đại. Quốc lộ, liên tỉnh rải nhựa phẳng lì, đường liên thôn bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Kế thừa những thành quả đạt được trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của con người và thiên nhiên nơi đây, huyện Hương Khê đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất. Tiếp tục thực hiện quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, sớm đưa Hương Khê trở thành huyện NTM vào năm 2024.

Về với huyện Hương Khê du khách không chỉ được biết đến vùng đất này với nhiều chiến tích hào hùng, những di tích nổi tiếng như: Quần thể di tích Đền Công Đồng, Thành Sơn phòng Hàm nghi, Miếu Trầm Lâm (xã Phú Gia); Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559, Bộ Tư lệnh Đoàn 500 (xã Hương Đô); Di tích Rộôc Cồn (xã Phú Phong); Di tích Chứng tích chiến tranh Trường cấp 2 Hương Phúc (xã Hương Trạch), mà nơi đây còn có nhiều điều kiện, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, với nhiều cảnh quan hấp dẫn như: Thác Vũ Môn (xã Phú Gia), thác Rào Rồng (xã Hương Trạch), đập Đá Hàn (xã Hòa Hải)… cùng với các lễ hội truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên và bản Giàng II, xã Hương Vĩnh. Ngoài ra nơi đây còn có những sản vật ngon nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cây dó trầm…

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.