Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Nhiều nội dung được UBND huyện Châu Phú báo cáo rõ ràng, minh bạch

Thực hiện công văn số 4468/VPUBND-TD ngày 27.8.2024 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phản ánh của ông Huỳnh Huy Hà, ngày 2.10.2024, Ủy ban nhân dân huyện có Báo cáo số 361/BC-UBND về tiến độ xử lý đơn phản ánh của ông Huỳnh Huy Hà, ngụ khóm Vĩnh Thuận, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú.

Tuy nhiên, để kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân, không để tình trạng vượt cấp, Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú báo cáo đề xuất hướng giải quyết đối với đơn phản ánh của ông Huỳnh Huy Hà (đại diện ủy quyền của bà Kiến Thị Hạnh) và trường hợp của ông Nguyễn Hồng Tấn - 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung.

Cụ thể: Dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre, xã Vĩnh Thạnh Trung do Công ty Công trình Giao thông An Giang đầu tư thực hiện từ năm 2004 (giai đoạn 1), được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 208/QĐ.CT.UB ngày 31.1.2005, thu hồi diện tích 93.884m² đất do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng và giao 93.884m² đất cho Công ty Công trình Giao thông An Giang lập phương án đền bù và được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt ngày 31.5.2005, với tổng kinh phí đền bù là 6.522.070.766 đồng, diện tích đất thu hồi tại dự án là 92.102,5m², gồm có 27 hộ (trong đó, có hộ bà Kiến Thị Hạnh).

Đến năm 2006, Công ty Công trình Giao thông An Giang giải thể, các hạng mục giao thông, thoát nước chỉ thực hiện hoàn thành đạt 30% khối lượng. Ngày 30.1.2008, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 341/UBND-KT về chấp thuận cho Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú tiếp tục quản lý dự án và hoàn thành các hạng mục còn lại của công trình. Vì vậy, Dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre, xã Vĩnh Thạnh Trung (nay là thị trấn Vĩnh Thạnh Trung) được hình thành qua 2 giai đoạn.

Tại Giai đoạn 1, khi Công ty Công trình Giao thông An Giang tiến hành thu hồi đất đã áp dụng phương án thu hồi đất đổi 06 nền tại dự án để thỏa thuận với bà Kiến Thị Hạnh (Biên bản ngày 9.12.2006). Tuy nhiên, khi Công ty Công trình Giao thông An Giang giải thể vẫn chưa giao 06 nền theo thỏa thuận cho bà Kiến Thị Hạnh.

Ngày 16.10.2008, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định ban hành Quyết định số 2148/QĐ-UBND về việc thu hồi và giao đất cho Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Châu Phú, với tổng diện tích giao là 87.597,5m² để sử dụng đất vào mục đích xây dựng Khu dân cư và Trung tâm thương mại Vĩnh Thạnh Trung.

Thời điểm khi Công ty Công trình giao thông An Giang giải thể, dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh tre còn nhiều hạng mục thực hiện chưa hoàn thành, gây ứ đọng nước mưa, thoát nước sinh hoạt và rác thải của các hộ dân trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do không có hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải cho cả dự án, đồng thời, việc tạm ngưng thực hiện dự án thời gian dài do không có nhà đầu tư thực hiện, mặc dù nhiều lần huyện kêu gọi đầu tư cho dự án nên khu vực này trở thành nơi hoang vắng, cỏ dại mọc rất nhiều và các đối tượng của tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp...) đã lợi dụng địa hình hoang vu để tụ tập, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự trong khu vực.

Qua nhiều lần tiếp xúc cử tri, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đã tiếp nhận nhiều phản ảnh của người dân và bà con cử tri trong khu vực về vấn đề môi trường, cũng như tệ nạn xã hội tại dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh tre nêu trên.

anh-chup-man-hinh-2024-12-17-luc-101211.png
anh-chup-man-hinh-2024-12-17-luc-101219.png
Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất.

Giai đoạn 2 - năm 2017, qua khảo sát thì vị trí đất của bà Kiến Thị Hạnh phù hợp để thực hiện mở rộng đường số 7 đấu nối với đường Tỉnh lộ 945 cũ và ao xử lý nước thải cho toàn dự án (do có đất tiếp giáp dự án và trước đây khi Công ty Công trình giao thông An Giang thực hiện không có đầu tư khu xử lý nước thải, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, kết nối giao thông chưa đồng bộ dẫn đến ứ đọng nước mưa, nước sinh hoạt và rác thải... gây ô nhiễm môi trường trong khu vực). Vì vậy, trước tình hình thực tế, sự cần thiết phải tạo quỹ đất để mở rộng đường số 7 đấu nối với đường Tỉnh lộ 945 cũ cùng công trình ao xử lý nước thải cho toàn dự án và hoàn chỉnh hạ tầng còn dang dở của Khu dân cư. Ủy ban nhân dân huyện có thông báo thu hồi đất đến bà Kiến Thị Hạnh, tuy nhiên do trước đây khi tiến hành thu hồi đất Công ty Công trình giao thông An Giang có áp dụng phương án thu hồi đất đổi nền tại dự án nên gia đình bà Hạnh tiếp tục yêu cầu lấy đất đổi 05 nền, không chấp nhận phương án thu thường bằng tiền.

Tương tự hộ bà Hạnh, hộ ông Nguyễn Hồng Tấn có vị trí đất tiếp giáp dự án và phù hợp thực hiện đường số 10, 11 để tạo sự kết nối đồng bộ hạ tầng trong và ngoài dự án với nhau (theo ý kiến đóng góp của các ngành cấp tỉnh trong đóng góp điều chỉnh quy hoạch dự án). Và khi huyện có thông báo thu hồi đất, ông Tấn cũng yêu cầu được lấy đất đổi 07 nền, không chấp nhận phương án thu hồi, bồi thường bằng tiền.

Để kịp thời tạo quỹ đất, thúc đẩy hoàn thành hạ tầng, kỹ thuật, khu xử lý nước thải của dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh tre theo đúng tiến độ, nhanh chóng giải quyết bức xúc của người dân, không để hình thành điểm nóng về tệ nạn xã hội, Ủy ban nhân dân huyện đã dự thảo phương án thu hồi, bồi thường đất và thông báo thu hồi đất theo quy định đến hộ bà Hạnh và hộ ông Tấn nhưng qua nhiều lần trao đổi, vận động cả 02 hộ dân vẫn không đồng ý nhận bồi thường bằng tiền mà yêu cầu đất đổi nền giống như cách của Công ty Công trình Giao thông An Giang đã thỏa thuận trước đây, cụ thể: Hộ bà Hạnh là 11 nền (gồm 05 nền để mở rộng đường số 7 đấu nối với đường Tỉnh lộ 945 cũ cùng ao xử lý nước thải và 06 nền do Công ty Công trình giao thông An Giang đã thỏa thuận nhưng chưa giao nền); hộ ông Tấn là 07 nền và yêu cầu này phù hợp với Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 30.3.2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Qua nhiều lần trao đổi, xin ý kiến và hướng xử lý từ các ngành cấp tỉnh thì huyện chưa thể hoàn thành công tác thu hồi đất theo thỏa thuận đất đổi nền đối với 2 hộ dân nêu trên. Vì vậy, huyện chưa tiến hành giao nền cũng như chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hạnh và ông Tấn. Ngoài ra, huyện đang trong giai đoạn được thanh tra theo Quyết định số 71/QĐ-TTT ngày 27.6.2024 của Chánh Thanh tra tỉnh An Giang về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Châu Phú và việc thực hiện dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre nên việc xem xét giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân chưa hoàn thành, dẫn đến việc khiếu nại của 02 hộ dân.

UBND huyện Châu Phú kiến nghị được cho cơ chế tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người dân

Dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung tuy chỉ ở giai đoạn cơ bản hoàn thành nhưng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao giá trị khu vực và là biểu tượng của sự phát triển đô thị đưa huyện Châu Phú ngày càng phát triển ổn định, đời sống người dân được nâng cao.

Việc thu hồi đất của bà Kiến Thị Hạnh và của ông Nguyễn Hồng Tấn nhằm tạo quỹ đất để hoàn chỉnh hạ tầng, chỉnh trang mỹ quan cho khu vực và nhất là khắc phục những hạn chế về hạ tầng (thiếu ao xử lý nước thải) do Công ty Công trình giao thông An Giang chưa thực hiện đã giải thể. Trường hợp khiếu nại của gia đình bà Kiến Thị Hạnh và của ông Nguyễn Hồng Tấn là có cùng mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các nền tại Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre theo thỏa thuận đất đổi nền.

Căn cứ Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 30.3.2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành về quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang thì việc tạo quỹ đất theo hình thức hoán đổi nền đáp ứng đúng nguyện vọng của hộ dân có đất được thu hồi và phù hợp với thời điểm thỏa thuận, thu hồi đất của 2 hộ dân trên.

Tuy nhiên, trong quá trình địa phương trao đổi, xin ý kiến các ngành cấp tỉnh tiếp tục triển khai, mở rộng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre thì Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 30.3.2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang bị thay thế bằng Quyết định số 33/2018/QĐ- UBND ngày 9.10.2018 về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang và có hiệu lực kể từ ngày 20.10.2018 (trong đó, có thay đổi về chính sách bồi thường và không có quy định về hoán đổi đất hay bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi) nên khi Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục thực hiện thủ tục thu hồi, bồi thường đất của 2 hộ dân nêu trên theo thỏa thuận đất đồi nền chưa thực hiện được, chưa được các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đồng thuận và kéo dài quá trình thực hiện dự án, cũng như kéo dài quá trình thu hồi, bồi thường đất cho hộ bà Hạnh và hộ ông Tấn.

Công văn của UBND huyện Châu Phú cho biết: Căn cứ khoản 1, Điều 96, Luật Đất đai năm 2024 về “Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 95 của Luật này thì được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở" và khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để tính giá cụ thể khi thực hiện công tác bồi thường bằng đất có mục đích sử khác với mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo quy định tại Điều 96 Luật Đất đai 2024, thì trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có thể bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi.

“Xét thấy, việc triển khai thực hiện dự án đến nay không gây thất thoát ngân sách nhà nước mà góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khắc phục được những tồn tại khi huyện nhận bàn giao từ Công ty Công trình giao thông An Giang. Và nếu thực hiện theo phương án thu hồi đất, bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi sẽ không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết hạ tầng xây dựng của dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2024, góp phần nhanh chóng giải quyết dứt điểm các khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của 02 hộ dân (bà Kiến Thị Hạnh và ông Nguyễn Hồng Tấn), không để phát sinh trường hợp vượt cấp đến các cơ quan Trung ương.

Căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xem xét, thống nhất cho huyện tiếp tục thực hiện việc thu hồi, bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi đối với 2 hộ (bà Kiến Thị Hạnh, ông Nguyễn Hồng Tấn) trong quỹ nền hiện tại của Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre đã bố trí trước đây”.

Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.