Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu: Cơ hội để Anh - EU hàn gắn quan hệ

Ngày 18.7, Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) diễn ra tại Cung điện Blenheim, Anh, trong bối cảnh London đang nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ vốn căng thẳng trong giai đoạn Brexit dưới thời Chính phủ đảng Bảo thủ.

Tìm kiếm một khởi đầu mới

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tiếp đón khoảng 45 nhà lãnh đạo châu Âu đến dự EPC trong ngày 18.7. Phát biểu trước thềm hội nghị, ông cho biết, EPC sẽ là khởi đầu cho cách tiếp cận mới của chính phủ Anh đối với EU, đem đến lợi ích cho cả hiện tại lẫn những thế hệ sau này.

Các nhà lãnh đạo sẽ họp tại Cung điện Blenheim, nơi sinh của cố Thủ tướng Winston Churchill gần Oxford ở miền Nam nước Anh, để tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC). Thủ tướng Starmer, người đã lãnh đạo Công đảng giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử tại Anh quốc ngày 4.7, mong muốn sử dụng hội nghị thượng đỉnh EPC để thiết lập lại quan hệ với EU và thúc đẩy các cuộc đàm phán về hiệp ước quốc phòng giữa hai bên.

"Đây là cơ hội tốt để bắt đầu thay đổi mối quan hệ Anh - EU. Trước tiên, đây sẽ là sự thay đổi giọng điệu theo hướng tương tác mang tính xây dựng hơn sau tâm lý đối kháng hơn của thời đại của đảng Bảo thủ”, Iain Begg, nghiên cứu viên giáo sư tại Trường Kinh tế London, nói với Euronews.

Về phía EU, những nỗ lực của chính phủ Anh nhằm thể hiện mong muốn thắt chặt quan hệ được coi là "một dấu hiệu tích cực". "Chúng tôi hoàn toàn mở lòng để xem xét những gì có thể đạt được. Chúng tôi có những yêu cầu rõ ràng khi nói đến khả năng trao đổi thanh niên, khi nói đến công dân", một quan chức cấp cao của EU cho biết.

Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu: Cơ hội để Anh-EU hàn gắn quan hệ -0
Thủ tướng Anh tuyên bố về "một cách tiếp cận mới với EU". Ảnh: Sky News

Tất cả 27 nhà lãnh đạo EU sẽ tham dự, cũng như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen không tham dự vì bà đang có mặt tại Strasbourg tham dự cuộc bỏ phiếu của Nghị viện châu Âu, cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định liệu bà có tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo khối này trong nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Được tổ chức bởi người tiền nhiệm của ông, Rishi Sunak, cuộc gặp gỡ này sẽ là lần thứ hai kể từ khi ông được bầu vào số 10 Phố Downing cách đây chỉ hai tuần, ông có cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới sau chuyến đi tới Washington vào tuần trước để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh, cuộc họp này chính thức nhằm mục đích cung cấp cho các nhà lãnh đạo cơ hội "thảo luận một số vấn đề thế hệ cấp bách nhất mà châu Âu đang phải đối mặt".

“Những mối đe dọa ngày nay là thách thức của thế hệ, và Thủ tướng khẳng định rằng Vương quốc Anh luôn mạnh mẽ hơn khi hợp tác chặt chẽ với các nước khác. Chính phủ Anh sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về sự hợp tác chặt chẽ hơn nhằm giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp và hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với các đối tác châu Âu để giữ cho nước Anh an toàn”, thông cáo cho biết thêm.

An ninh biên giới sẽ là trọng tâm kế hoạch của London củng cố quan hệ với EU. Năm ngoái, hơn 380.000 người di cư không giấy tờ đã vượt biên vào khối này, trong đó có hàng chục nghìn người tới Anh. Ông Starmer cam kết sẽ “triệt phá băng nhóm" tổ chức vượt biên bất hợp pháp qua eo biển Manche.

Hội nghị là cơ hội để xúc tiến việc đáp ứng ưu tiên của người dân trong khu vực, Thủ tướng Starmer bày tỏ tin tưởng thông qua hợp tác, các bên sẽ bảo đảm được an ninh biên giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ nền dân chủ.

Mặc dù bác khả năng London tái gia nhập thị trường chung EU, liên minh hải quan, song ông Starmer quan tâm đến việc đàm phán hiệp định an ninh mới với EU, cũng như thỏa thuận nới lỏng kiểm soát biên giới đối với nông sản và một thỏa thuận thương mại song phương tốt hơn.

Ukraine, di cư, năng lượng

Đây sẽ là hội nghị EPC thứ 4 kể từ khi nhóm được thành lập vào tháng 10.2022. Vấn đề Ukraine, di cư bất hợp pháp và an ninh năng lượng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

Jannike Wachowiak, một nhà nghiên cứu tại Vương quốc Anh nói với Euronews rằng: "Nhìn chung, việc chọn các chủ đề cho chương trình nghị sự chính thức mà tất cả các quốc gia đều có sự đồng thuận là rất hữu ích".

Cộng đồng chính trị châu Âu không có cơ cấu chính thức như đội ngũ nhân viên thường trực hay ban thư ký, vì vậy "điều duy nhất gắn kết EPC lại với nhau là các nhà lãnh đạo châu Âu đều có mặt để thảo luận và thể hiện sự quan tâm", Wachowiak cho biết. "Vì vậy, tôi nghĩ để bảo đảm sự tham gia của các nhà lãnh đạo châu Âu, nước chủ nhà sẽ phải cân nhắc các chủ đề thu hút được sự quan tâm của tất cả các nước", bà nói thêm.

Trong số những nhà lãnh đạo vắng mặt đáng chú ý có Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, người đã không tham dự lần thứ hai liên tiếp.

Pháp và Moldova sẽ chỉ đạo các cuộc thảo luận về việc bảo vệ nền dân chủ, tập trung vào việc giải quyết thông tin sai lệch và sự can thiệp của nước ngoài. Hai quốc gia này đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới ở cấp độ EPC gồm các thực thể quốc gia giải quyết sự can thiệp của nước ngoài, có thể nhanh chóng xác định, chia sẻ và phối hợp phản ứng của mình đối với các nỗ lực thao túng thông tin.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán về di cư sẽ do các nhà lãnh đạo Italy và Albania chủ trì và tập trung vào cách các nước châu Âu có thể hợp tác để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp và tạo ra các con đường hợp pháp. Chủ đề này khá nhạy cảm và là trọng tâm của một cuộc tranh cãi ngoại giao nhỏ tại hội nghị thượng đỉnh EPC gần đây nhất tại Granada vào tháng 10 năm ngoái. Italy và Anh tức giận vì quyết định của Tây Ban Nha không đưa vấn đề di cư vào chương trình nghị sự chính thức, đã quyết định tổ chức một cuộc họp bên lề với Pháp, Albania và Hà Lan. Họ cùng nhau đưa ra kế hoạch tám điểm để giải quyết vấn nạn buôn người di cư và cung cấp hỗ trợ hoạt động cho các quốc gia đối tác.

Cấu trúc linh hoạt của EPC

Không giống như các cơ chế khác như Hội nghị Thượng đỉnh G7, G20 hoặc Hội đồng châu Âu, Hội nghị sẽ không ra tuyên bố chung, một văn bản thể hiện tất cả các nhà lãnh đạo đều nhất trí về lập trường chung. Sự lỏng lẻo trong cấu trúc chính thức này vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh của EPC.

Bà Olivia O'Sullivan, Giám đốc tại Chatham House, nói với Euronews: “Tôi nghĩ đây chỉ là cơ hội để thiết lập nguyên tắc hợp tác về một số vấn đề mà các nước cùng quan tâm”. “Chúng ta có thể không hài lòng về sự lỏng lẻo trong cấu trúc của cơ chế hợp tác, nhưng đây lại chính là lợi thế của diễn đàn vì nó giúp các nước có thể thích nghi khá tốt với các ưu tiên hiện tại.

Với sự tham dự lần đầu tiên của đại diện đến từ NATO, OSCE và Hội đồng châu Âu đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến ở Ukraine cũng như quốc phòng và an ninh cũng sẽ thu hút sự chú ý của nhiều nhà lãnh đạo ở khu vực biên giới.

Thế giới 24h

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện
Quốc tế

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện

Tính đến gần 3 giờ sáng ngày 6.11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương đương với 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc chiến tại Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ khi hãng thông tấn AP dự đoán Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 198 ghế tại Hạ viện và Đảng Dân chủ nắm giữ 169 ghế. Trong khi đó, đảng Con voi đã cầm chắc chiến thắng ở Thượng viện, nơi trước đây Dân chủ kiểm soát, với 51 ghế.

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng
Thế giới 24h

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng

Việc Israel chính thức cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel hôm 4.11 đã làm dấy lên những lo ngại về dòng viện trợ quốc tế vốn đang không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân dải Gaza, tiếp tục bị bóp nghẹt khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây thêm trầm trọng.

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?
Quốc tế

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?

Chỉ còn vài tiếng trước khi tất cả các điểm bỏ phiếu ở Hoa kỳ chính thức đóng cửa nhưng hầu hết cử tri đã thực hiện quyền của mình. Họ cho biết nền kinh tế và nhập cư là những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, nhưng tương lai của nền dân chủ cũng là động lực chính thúc đẩy nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5.11.