Hoàn thiện khung pháp lý, tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo quốc gia

Sáng 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Hạt nhân liên kết, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Toàn cảnh cuộc làm việc

Toàn cảnh cuộc làm việc

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 2.10.2019, là đơn vị sự nghiệp công lập. Trung tâm thực hiện chức năng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam lấy doanh nghiệp làm trung tâm, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cụ thể: kết nối, thu hút các nguồn lực cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; kết nối, thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp công nghệ; đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác các cơ sở hoạt động sự nghiệp và cơ sở vật chất khác; thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu và tư vấn chính sách, cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam; truyền thông về đổi mới sáng tạo...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc

NIC hiện có 2 cơ sở để duy trì các hoạt động thường xuyên của Trung tâm và bố trí không gian cho các hoạt động về đổi mới sáng tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hơn 5 năm hình thành và phát triển, NIC đã trở thành hạt nhân liên kết, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ của các thành tố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước; trở thành đầu mối quốc gia về kết nối các hoạt động đổi mới sáng tạo với nhiều đối tác lớn trên thế giới.

Trung tâm cũng là đơn vị tiên phong nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hợp tác, các mô hình ươm tạo, hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; là hạt nhân liên kết, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số ngành công nghệ quan trọng như: bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và một số công nghệ số.

7a205f9c7e0ece50971f.jpg
Giám đốc NIC Vũ Quốc Huy cho biết không có cơ chế hỗ trợ kinh phí để trả lương tương xứng cho người lao động trình độ cao làm việc tại Trung tâm

Đặc biệt, trong lĩnh vực bán dẫn, NIC là cơ quan đầu mối, triển khai nhiều khóa đào tạo bán dẫn và là cơ quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21.9.2024.

Bên cạnh đó, Trung tâm là cơ quan vận hành, phát triển mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam bao gồm đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn, các viện nghiên cứu, trường đại học, với mục tiêu thúc đẩy và kết nối Mạng lưới với hệ thống đổi mới sáng tạo trong nước. Đến nay, Trung tâm đã thành lập và bảo trợ 10 mạng lưới thành phần, tổng thành viên khoảng 2.000 người, tại hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với nhiều hoạt động thiết thực.

Tăng đầu tư công cho phòng lab

Thông qua các hoạt động phát triển nguồn nhân lực đang triển khai, NIC đưa ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị.

c6ce0913288198dfc190.jpg
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, thành viên Đoàn giám sát, quan tâm đến cơ chế hợp tác giữa Trung tâm và các cơ sở giáo dục đại học

Trước hết, cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để có chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, uy tín và đã được công nhận trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, việc kết hợp với doanh nghiệp đa lĩnh vực hoặc nhiều doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sẽ giúp chương trình đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng và có tính đa dạng trong ứng dụng.

Công tác triển khai thí điểm vô cùng quan trọng trước khi quyết định đóng gói bất kỳ chương trình đào tạo chuẩn. Tổ chức nhiều khóa đào tạo thử nghiệm với các đối tác khác nhau để nắm được khóa đào tạo thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam.

Hệ thống công cụ (Tool) phục vụ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao vô cùng quan trọng. Để các cơ sở giáo dục đào tạo tự bỏ kinh phí đầu tư mua các công cụ này vô cùng khó. Vì vậy, các cơ quan nhà nước nên kêu gọi tài trợ hoặc đầu tư mua các công cụ này để hỗ trợ cơ sở giáo dục đào tạo có công cụ đào tạo, nhất là với một số ngành như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách tăng đầu tư công cho các phòng lab, đặc biệt các phòng lab dùng chung phục vụ cho các lĩnh vực công nghệ cao (Bán dẫn, Trí tuệ nhân tạo…). Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng hệ thống phòng lab mô phỏng (với mức đầu tư thấp hơn nhiều).

Cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được phép nhận tài trợ, viện trợ để trả lương cho nguồn nhân lực chất lượng cao.

pctqhle-minh-hoan07.jpg
Đoàn giám sát tham quan phòng trưng bày tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)

Cần quan tâm đồng bộ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đa dạng ngành nghề, không chỉ tập trung vào các ngành công nghệ mà còn các lĩnh vực khác như: nhà đầu tư thiên thần, nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyên gia tài chính, ngân hàng…

Đoàn giám sát ghi nhận, tuy mới thành lập được hơn 5 năm, nhưng NIC đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động lớn, đóng góp vào thành công chung của đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp Việt Nam. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) rất quan tâm, ủng hộ mô hình này, điển hình là đã ban hành Nghị định số 94/ /2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, mặc dù mới chỉ một vài cơ chế trong Nghị định này phát huy hiệu quả (ưu đãi đất đai và tạo mặt bằng hoạt động; tiếp nhận hỗ trợ, viện trợ, tài trợ, tặng cho).

NIC là đơn vị đặc thù, được thiết kế theo tầm nhìn quốc tế, đòi hỏi cơ chế, chính sách đột phá, nhất là liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao, để hoạt động đổi mới sáng tạo quốc gia thực sự hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan đề nghị Trung tâm làm rõ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, từ đó kiến nghị giải pháp cụ thể, khả thi để có khung pháp lý mở hơn, đúng với vai trò của NIC, tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo quốc gia trong tương lai.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.