Hỗ trợ Việt Nam nâng cao kỹ năng trong ngành dệt may

Ngày 16.12, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ký thỏa thuận với Chính phủ Hà Lan thực hiện Dự án hỗ trợ Việt Nam dự báo và giải quyết nhu cầu kỹ năng trong ngành dệt may.

Đại dịch Covid -19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dệt may Nguồn: ITN
Đại dịch Covid -19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dệt may

Nguồn: ITN 

Dệt may là ngành then chốt, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công thương, ngành này sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động, trong đó phần đông là nữ. Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tương đương với năm 2019.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Covid -19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành này. Ngoài việc các nhà máy bị đóng cửa và mất sinh kế, đại dịch đã đẩy nhanh những động lực và xu hướng lớn làm thay đổi sâu sắc tới sản xuất và việc làm trong ngành dệt may. Các nhân tố này bao gồm tự động hóa và số hóa cũng như mô hình sản xuất xanh hơn và sạch hơn để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Dự án hướng tới mục tiêu bao trùm, bền vững hơn cho ngành dệt may. Nguồn: ITN
Dự án hướng tới mục tiêu bao trùm, bền vững hơn cho ngành dệt may. Nguồn: ITN

Trong khuôn khổ dự án, ILO sẽ hỗ trợ Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam để tìm hiểu những kỹ năng mà ngành và người lao động trong ngành cần có hiện nay, trong tương lai. Dự án sẽ chú trọng tới nhóm lao động có nguy cơ mất việc làm cao nhất do khủng hoảng Covid -19 và do việc tăng cường tự động hóa và số hóa trong ngành. Đây là một bước đi quan trọng hướng tới xây dựng một ngành công nghiệp có sức chống chịu tốt hơn, bao trùm và bền vững hơn, mang lại các cơ hội việc làm thỏa đáng cho nhiều phụ nữ và nam giới hơn nữa.

Đại diện lâm thời của ILO Việt Nam Nilim Baruah cho rằng, “đầu tư kịp thời vào phát triển kỹ năng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, giúp quá trình quay trở lại làm việc an toàn, giảm nhẹ những tác động về lâu dài tới sự nghiệp của người lao động do thất nghiệp và do kỹ năng không phù hợp. Các lĩnh vực cần đầu tư bao gồm các kỹ năng chuyên môn cụ thể mà các ngành công nghiệp cần để tăng trưởng, những kỹ năng chuyên môn mới xuất phát từ những thay đổi về công nghệ và những thay đổi khác trong công việc và sản xuất, và cả những kỹ năng tìm việc cốt lõi”.

Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, Elsbeth Akkerman khẳng định, những mô hình kinh doanh bền vững, bao gồm việc phát triển kỹ năng và khả năng tìm việc, góp phần giải quyết những thách thức hiện tại và trong tương lai của ngành.

Được biết, Dự án này được xây dựng trên cơ sở Tuyên bố Thế kỷ của ILO về Tương lai Việc làm (2019), Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu vì một Công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm (2021) và Nghị quyết của Hội nghị Lao động Quốc tế về kỹ năng và học tập suốt đời.

Xã hội

Tổng Giám đốc BHXHVN Nguyễn Thế Mạnh thăm và tặng quà bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. (Ảnh BHXHVN)
Đời sống

BHXH Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người dân sau thiên tai

Ngay sau khi nhận được thông báo kết luận của Bộ Chính trị về giải quyết hậu quả bão số 3 (Yagi), Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo, yêu cầu cấp uỷ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế
Xã hội

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế

Triển khai Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chiến lược Cải cách Hệ thông thuế đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ngành Thuế phải đạt được mục tiêu mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế đến năm 2025 tối thiểu 90%, đến năm 2030 tối thiểu 95%.

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái
Xã hội

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái

Từ ngày 23 - 27.9, tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (CDC Yên Bái) tổ chức khóa tập huấn cập nhật kiến thức cho 30 cô đỡ thôn bản ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ ngành y tế duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn do Quỹ Thiện Tâm tài trợ". 

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái) cho vay bổ sung vốn sau bão lũ để khôi phục sản xuất.
Đời sống

Đưa vốn chính sách về vùng lũ Yên Bái

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của bão số 3 (Yagi) và đợt mưa to, lũ lớn từ ngày 5 - 11.9. Cơn bão và mưa lũ đã gây tổn thất nặng nề về người và của cho nhân dân; để khẩn trương giúp bà con ổn định đời sống và sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đang ráo riết chuyển vốn về các điểm bị ảnh hưởng...

Cơ hội đổi đời cho hàng nghìn lao động
Xã hội

Cơ hội đổi đời cho hàng nghìn lao động

Gần 182 tỷ đồng vốn được giải ngân; gần 3.000 lao động được vay vốn giải quyết việc làm... là những kết quả khích lệ sau 9 tháng năm 2024 Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Sơn Tây, Hà Nội đạt được khi nỗ lực chuyển tải nguồn vốn vay giải quyết việc làm tới các đối tượng chính sách trên địa bàn; giúp hàng nghìn lao động có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đổi đời, ổn định cuộc sống.

Tăng cường hợp tác toàn cầu về phòng, chống ma túy
Đời sống

Tăng cường hợp tác toàn cầu về phòng, chống ma túy

Việt Nam ủng hộ quan điểm không khoan nhượng với ma túy và tiếp tục theo đuổi mục tiêu lâu dài hướng tới một khu vực không ma túy, cân bằng giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thông qua các biện pháp thực thi pháp luật và các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm loại bỏ các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tệ nạn ma túy, đồng thời chú trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy theo 3 Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy.