Hiểu đúng về giải thích<br> Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định, UBTVQH làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật. Điều này cũng có nghĩa là, UBTVQH chỉ giải thích khi một điều khoản, một quy định nào đó trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chứ không phải là trong trường hợp các luật có quy định khác nhau.

Không đủ căn cứ

Tại Phiên họp thứ 25 của UBTVQH khi cho ý kiến về việc thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, theo quan điểm của Chính phủ, đang có cách hiểu khác nhau về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giữa Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường. Vì thế, Chính phủ kiến nghị UBTVQH xem xét, cho chủ trương giải quyết việc áp dụng pháp luật.

Việc Chính phủ kiến nghị UBTVQH giải thích luật là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 159 về thẩm quyền đề nghị giải quyết Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, vướng mắc ở chỗ, Chính phủ lại kiến nghị UBTVQH giải thích việc áp dụng quy định về thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công. Điều này sẽ làm thay đổi nội dung quy định tại Điều a, Khoản 2, Điều 25 về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Luật Bảo vệ môi trường. Theo đó, không yêu cầu nhà đầu tư phải có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà chỉ cần có đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường như quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 34 và Điểm c, Khoản 1, Điều 35 Luật Đầu tư và phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường như quy định tại Khoản 6 Điều 34 và Điểm g Khoản 2 Điều 35 Luật Đầu tư công. Cách làm như vậy không bảo đảm quy định tại Điều 158, các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Lý giải thêm về vấn đề này, các Ủy viên UBTVQH thẳng thắn, đây không phải là trường hợp có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành luật, mà là có quy định khác nhau giữa các luật. Việc giải thích luật phải bảo đảm yêu cầu không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới. Do đó, tại Phiên họp thứ 25, các Ủy viên UBTVQH cũng đã chỉ rõ, đề xuất cụ thể của Chính phủ trong trường hợp này là không phù hợp và không đủ căn cứ pháp lý.

Giải quyết tình huống cũng không thể trái luật

Thừa nhận 3 luật có quy định khác nhau nên để xử lý được các vướng mắc này không phải là chuyện giải thích luật, song, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng cũng cho rằng, quan trọng nhất là tìm ra cách để thực thi 3 luật này. Xét đúng, thì phải sửa 3 luật để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của pháp luật, nhưng để sửa cả 3 luật thì sẽ phải chờ rất lâu. Trong khi đó, các dự án đang ách tắc, nhất là dự án đầu tư công. UBTVQH cũng thường xuyên có ý kiến về việc giải ngân vốn đầu tư công bị chậm. Một trong những nguyên do là vướng ở quy định của 3 luật này. Chính phủ mong muốn vừa có giải pháp dài hạn nhưng vừa có giải pháp để giải quyết tình huống. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng cũng kiến nghị, cách thức giải quyết có thể là Chính phủ soạn thảo Nghị định không đầu, trình UBTVQH cho ý kiến, để bảo đảm không trái luật.

Cho rằng cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng một Nghị định không đầu, quan điểm của UBTVQH là, những vấn đề nào đã rõ trong luật rồi chúng ta thực hiện đúng theo luật. Luật Đầu tư yêu cầu chỉ thẩm tra sơ bộ, thì để ra quyết định, đầu tiên phải có đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Thế nào là đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Chính phủ quy định rõ. Nếu là đầu tư công, đã quy định hai bước rõ ràng là chủ trương đầu tư chỉ cần đánh giá sơ bộ tác động môi trường, bước thứ hai là quyết định đầu tư chính thức mới cần đánh giá tác động môi trường một cách toàn diện. Quy định đã rõ, những cái nào mắc, Chính phủ cứ thực hiện theo bước đó. Với những vấn đề còn vướng mắc, UBTVQH giao lại cho Chính phủ chuẩn bị lại hồ sơ, kể cả dự thảo Nghị định, kết hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật để xét xem những vướng mắc, bức xúc nổi lên ở đâu, từ đó xác định hướng giải quyết và xin ý kiến của UBTVQH tại phiên họp sau.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định rõ, “giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc UBTVQH làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật”. Điều này cũng có nghĩa là, UBTVQH chỉ giải thích khi một điều khoản, quy định nào đó trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau để thống nhất áp dụng chứ không phải là trong trường hợp các luật quy định khác nhau. Điều 58 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định rất rõ những trường hợp nào thì UBTVQH thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nguyên tắc của việc giải thích này. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần hiểu cho đúng quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh để triển khai thực hiện.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…