Hành trình sáng tạo, phát triển chữ quốc ngữ

Qua câu chuyện về lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ kéo dài hơn 3 thế kỷ, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn hóa - ngôn ngữ Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét.

Sáng 27.7, Công ty CP Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “Lịch sử chữ quốc ngữ (1615 - 1919)” của TS. Phạm Thị Kiều Ly.

Nằm trong tủ sách “Hiểu Việt Nam qua các tư liệu Pháp ngữ” của Omega Plus, "Lịch sử chữ quốc ngữ (1615 - 1919)" của TS. Phạm Thị Kiều Ly là cuốn sách đi sâu vào các khía cạnh lịch sử, ngôn ngữ, để kể cho độc giả nghe câu chuyện về hành trình sáng tạo, phát triển và tác động văn hóa của chữ quốc ngữ trong suốt hơn ba thế kỷ: từ năm 1615 - thời điểm các giáo sĩ dòng Tên tới truyền giáo ở Đàng Trong và kết thúc năm 1919 - năm cuối cùng của khoa thi Hội tổ chức ở kinh đô Huế.

Khám phá hành trình sáng tạo, phát triển chữ quốc ngữ -1
TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về lịch sử hình thành, phát triển của chữ quốc ngữ

Công trình này đặt sự sáng tạo ra chữ quốc ngữ trong bối cảnh chung của ngữ học truyền giáo trên toàn thế giới thay vì chỉ liên hệ với quá trình văn tự Latinh hóa tiếng Nhật và tiếng Trung như các công trình trước đó. Tác giả cũng phục dựng khá chi tiết thời kỳ đầu tạo ra chữ quốc ngữ nhờ việc sưu tầm và phân tích một số lượng lớn các văn bản viết tay.

Bên cạnh việc đúc kết lịch sử chữ viết trong quãng thời gian gần 300 năm, tác giả Phạm Thị Kiều Ly còn lồng vào đó những câu chuyện về lịch sử truyền giáo, lịch sử - chính trị Việt Nam từ phong kiến tới thời thuộc địa và bảo hộ, và phần nào đó là những câu chuyện về lịch sử báo chí, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam một thời đoạn.

Khám phá hành trình sáng tạo, phát triển chữ quốc ngữ -2
Các diễn giả tập trung làm rõ thêm nghiên cứu về lịch sử chữ quốc ngữ, cũng như nhiều góc nhìn mới về chữ viết mà người Việt dùng hàng ngày 

Cùng ra mắt dịp này, “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” như một cách tiếp cận khác về chữ quốc ngữ dưới dạng hỏi - đáp. Tác giả Phạm Thị Kiều Ly cho biết cố gắng đặt mình vào vị trí của độc giả và của người Việt Nam nói chung, để tự vấn mình những vấn đề xoay quanh lịch sử chữ viết mà chúng ta dùng hằng ngày: hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành, phát triển, cũng như những nhân vật có nhiều đóng góp quan trọng chữ quốc ngữ. Độc giả cũng có thể tìm thấy trong cuốn sách này những giải thích về logic chính tả của chữ quốc ngữ và cả những biến chuyển lớn lao trong đời sống xã hội, văn hóa - giáo dục...

Lần đầu tiên Omega Plus xuất bản cuốn sách về đề tài lịch sử văn tự, nghĩa là lịch sử của chữ viết. Có thể với mọi người Việt Nam đã quá quen thuộc với chữ viết đang dùng. Nhưng câu chuyện chữ viết ấy được hình thành như thế nào, trước đấy ông cha ta ghi lại tri thức, kinh nghiệm của mình bằng phương tiện gì, thì có lẽ phần đông mọi người không để ý đến.

"Việc tiếp cận lịch sử văn hóa dân tộc từ góc độ lịch sử của chữ viết, lịch sử của một phương tiện ghi lại quá trình phát triển của dân tộc là một góc tiếp cận mới mẻ và ở Việt Nam cũng chưa nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này", bà Trần Hoài Phương, Giám đốc Omega Plus cho biết.

Khám phá hành trình sáng tạo, phát triển chữ quốc ngữ -0
Bà Trần Hoài Phương, Giám đốc Omega Plus cho rằng, các cuốn sách mở ra việc nghiên cứu lịch sử văn hóa dưới góc nhìn ngôn ngữ

Điểm qua quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ cũng như các công trình nghiên cứu về văn tự, PGS.TS. Trần Trọng Dương, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho rằng, tiếng Việt có hình dáng như hôm nay là cuộc chạy việt dã tiếp sức giữa chữ Nôm và chữ Hán, giai đoạn tiếp sức đó trải dài từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, cho đến thời điểm chính thức chữ Latinh ghi tiếng Việt được công nhận trở thành văn tự của quốc gia năm 1945...

Các ý kiến tại tọa đàm cũng tập trung làm rõ thêm nghiên cứu về lịch sử chữ quốc ngữ, góc nhìn mới về chữ viết mà chúng ta đang dùng hàng ngày và tác động của chúng tới sự phát triển của văn hóa Việt.

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.