Hạ viện Nhật Bản thông qua ngân sách 2025: Chiến thắng đầu tiên của Thủ tướng

Chính phủ của Thủ tướng Shigeru Ishiba đã vượt qua rào cản lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông sau khi Hạ viện thông qua dự thảo ngân sách sửa đổi trị giá 115,2 nghìn tỷ Yên (772 tỷ USD) cho năm tài chính 2025 - một cột mốc được coi là thiết yếu cho sự tồn tại của chính quyền của ông.

Đây là lần đầu tiên trong 29 năm, kể từ tài khóa 1996 dưới thời Thủ tướng Ryutaro Hashimoto, một dự thảo ngân sách ban đầu bị sửa đổi tại Quốc hội và việc điều chỉnh giảm ngân sách cũng là lần đầu tiên sau 70 năm kể từ thời Thủ tướng Ichiro Hatoyama vào năm 1955.

Tổng dự toán ngân sách tài khóa 2025 đã được thông qua ở mức cao kỷ lục là khoảng 115.197,8 tỷ yen (770 tỷ USD), sau khi đã được điều chỉnh giảm 3.437 tỷ yen (23 tỷ yen) so với đề xuất ban đầu của Nội các theo yêu cầu từ các đảng đối lập.

6739fb64-b56f-4ddb-a513-7a821a939465.jpg
Ủy ban Ngân sách Hạ viện bỏ phiếu thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2025. Ảnh: Japan Times

Sự ủng hộ mang tính quyết định của đảng Duy Tân

Dự thảo ngân sách tài khóa 2025 được thông qua với 258 phiếu nhờ sự ủng hộ của liên minh cầm quyền gồm đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Komeito (vốn chỉ nắm giữ 220 trên tổng số 465 ghế) và thêm sự ủng hộ của đảng Duy tân Nhật Bản (Nippon Ishin no Kai). Điều này cho thấy những thỏa hiệp đáng kể mà liên minh đã thực hiện về các lĩnh vực như giáo dục và an sinh xã hội, trong đó có thỏa thuận về việc miễn học phí trung học.

Ngày 3.3, Tổng thư ký ba đảng đã ký văn bản cam kết thúc đẩy nhanh chóng dự luật ngân sách và cải cách thuế. Đây là lần đầu tiên đảng Duy Tân Nhật Bản ủng hộ một dự thảo ngân sách của chính phủ. Về miễn học phí trung học, trong tài khóa 2025, Chính phủ Nhật Bản sẽ dỡ bỏ giới hạn thu nhập đối với trợ cấp học phí (hiện là 118.800 yen/năm) cho tất cả học sinh công lập và tư thục. Việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề công lập cũng sẽ được mở rộng.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận của đảng Duy Tân và Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP), hai đối tượng chính trong nỗ lực tiếp cận của liên minh cầm quyền, đã quyết định kết quả của cuộc bỏ phiếu. Liên minh cầm quyền không tìm được tiếng nói chung với đảng Dân chủ vì nhân dân khi hai bên không đạt được tiếng nói chung về mức trần thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân, nhưng lại đạt được thỏa thuận về việc miễn học phí trung học và cải cách an sinh xã hội với đảng Duy Tân Nhật Bản.

Đảng Duy Tân đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của LDP-Komeito sau khi làm rõ lập trường của họ về việc tăng ngưỡng miễn thuế đối với thu nhập hàng năm từ mức hiện tại là 1,03 triệu yên lên 1,6 triệu yên - chủ đề của một dự luật khác liên quan đến ngân sách và là vấn đề gây tranh cãi chính trong các cuộc đàm phán của liên minh với DPP.

Tổng thư ký đảng, Ryohei Iwatani, đã chính thức hóa vị trí của đảng Duy Tân tại cuộc họp với các đối tác của ông trong đảng LDP và Komeito vào tối 3.3. Ông Iwatani cho biết, nhờ có thỏa thuận với liên minh, đảng đã có thể đạt được các mục tiêu chính sách mà đảng đã đề ra kể từ khi thành lập. “Chúng tôi không đồng ý với mọi thứ (mà liên minh đã nói),” ông nói với hội đồng. “Nhưng với tư cách là một đảng đối lập có trách nhiệm, để bảo vệ sinh kế của người dân và vì tương lai của thế hệ tiếp theo và đất nước, chúng tôi ủng hộ ngân sách này”.

Trong khi đó, DPP phản đối ngân sách của chính phủ sau khi các cuộc đàm phán giữa họ bị đổ vỡ, nói rằng đề xuất này không tính đến thực tế của nhóm dân số lao động. Cùng với CDP, đảng này đã đệ trình một dự luật bãi bỏ thuế tạm thời đối với xăng vào tháng tới vào 3.3.

Các đảng đối lập phản đối

Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDP), đảng đối lập lớn nhất tại cơ quan này, đã bỏ phiếu chống lại đề xuất này với lý do ngân sách này sẽ không giải quyết được những thách thức cần thiết mà đất nước đang phải đối mặt.

“Chúng ta không thể tiếp tục giao phó tài chính của đất nước cho một chính phủ không coi trọng việc chi tiêu cho cải cách, không nỗ lực đảm bảo nguồn tài chính, lãng phí tiền của người nộp thuế và không thực hiện các chính sách cần thiết”, Chủ tịch CDP Satoshi Honjo phát biểu tại phiên họp toàn thể, chỉ trích những gì đảng này coi là xu hướng của chính phủ trong việc dành riêng quá nhiều quỹ dự trữ mà cuối cùng không sử dụng. Tháng trước, đảng này đã cố gắng thúc đẩy chính phủ chấp nhận đề xuất đối ứng của mình nhưng không mấy thành công.

Khi liên minh LDP-Komeito dần thu hẹp bất đồng với đảng Duy Tân trong tuần qua, CDP đã đánh cược vào việc yêu cầu chính phủ đóng băng kế hoạch tăng trần chi phí tự trả cho dịch vụ chăm sóc y tế đắt đỏ. Tuy nhiên, Thủ tướng Ishiba không nao núng, khẳng định chính phủ sẽ thực hiện việc tăng giá theo kế hoạch .

CDP đã cố gắng hoãn bỏ phiếu về ngân sách trong phiên họp toàn thể, lập luận rằng cần phải điều tra thêm về các tình tiết đằng sau vụ bê bối quỹ đen của LDP. Tuy nhiên, đảng này đã từ bỏ nỗ lực của mình.

Tất cả các đảng đối lập khác cũng bỏ phiếu chống lại ngân sách của chính phủ.

Dự luật ngân sách hiện sẽ được chuyển lên Thượng viện, nơi dự kiến ​​sẽ được thông qua vào thời điểm nào đó trong tháng này do liên minh cầm quyền chiếm đa số tại viện này.

Việc phê duyệt ngân sách tại Hạ viện từ lâu đã được coi là điều cần thiết cho sự tồn tại của chính quyền Thủ tướng Ishiba. Tuy nhiên, nhiều người trong LDP đã bày tỏ sự bất bình của họ trước những nhượng bộ mà liên minh cầm quyền dành cho đảng Duy Tân, phàn nàn về việc thiếu một cuộc thảo luận kỹ lưỡng trong đảng.

baotintuc.vn

Thế giới 24h

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.