Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới và OCOP

Chiều 8.1, Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

dbnd_br_mg-0810.jpg
Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Tiến Nghi báo cáo kết quả đạt được trong năm 2024

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Hà Tiến Nghi năm 2024, với sự đoàn kết, thống nhất của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội và Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ hệ thống, chính trị từ thành phố đến cơ sở và các doanh nghiệp, hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP thành phố đã có sự đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, tiếp tục gặt hái nhiều thành công, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Thủ đô Hà Nội.

Với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị toàn thành phố đã đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân khu vực nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn và thu được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, thành phố có 18/18 (100%) huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Còn lại 2 huyện Đông Anh, Thanh Oai phấn đấu được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào quý I.2025. Thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 191 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (vượt chỉ tiêu của Chương trình số 04 đến hết năm 2025). Hiện nay, Thành phố đang tiếp tục thẩm định thêm 44 xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 29 xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu để quyết định công nhận trong năm 2024. Năm 2024 Chương trình xây dựng nông thôn mới được bình chọn nằm trong "10 sự kiện tiêu biểu của Thủ Đô Hà Nội".

dbnd_br_mg-0759.jpg
Các đại biểu dự hội nghị

Bên cạnh đó TP. Hà Nội đi đầu cả nước về việc triển khai hiệu quả Chương trình OCOP, cụ thể: lũy kế từ 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao đạt 113% đạt vượt mục tiêu Chương trình đề ra trước 1 năm. Riêng năm 2024, toàn Thành phố đã đánh giá phân hạng 606 sản phẩm OCOP, trong đó có 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 98 sản phẩm tiềm năng 4 sao và 498 sản phẩm 3 sao, vượt 151% so với kế hoạch năm 2024 là 400 sản phẩm.

Với lĩnh vực phát triển nông thôn, Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đến nay, Thành phố công nhận được 337 làng nghề, làng nghề truyền thống thuộc 26 quận, huyện, thị. Năm 2024, Chi cục Phát triển nông thôn được Sở NN và PTNT giao tham mưu xây dựng đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình UBND Thành phố phê duyệt. Hiện Sở NN và PTNT đã trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Kỳ vọng sau khi Đề án được phê duyệt và triển khai, sẽ giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong bảo tồn, phát triển làng nghề hiện nay.

Năm 2024, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham mưu cho Sở NN và PTNT và Thành phố triển khai phối hợp, trình Hội đồng Thủ công Thế giới công nhận 02 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề Tơ lụa Vạn Phúc của TP. Hà Nội trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới. Đây là 2 làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Thủ công thế giới phê duyệt trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới.

dbnd_br_mg-0763.jpg
Toàn cảnh hội nghị

Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội luôn khuyến khích và tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi liên kết, đồng thời đề xuất Thành phố có thêm chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp hợp tác xã, đến nay trên địa bàn Thành phố có 172 chuỗi đang hoạt động tốt.

Năm 2025, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội và Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tin tưởng rằng với sự cố gắng nỗ lực của đơn vị, sự quan tâm chỉ đạo của Sở NN và PTNT, sự quan tâm phối hợp của các ngành, UBND, Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thì vẫn tiếp tục hoàn thành sứ mệnh xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nhập quốc tế và xứng đáng với vị trí là Thủ đô của cả nước.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.