Kế hoạch nhằm phấn đấu năm 2022, Chỉ số PAR Index của thành phố tăng tối thiểu 1-2 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục có sự cải thiện cả về tỷ lệ hài lòng chung và thứ bậc so với năm 2021.
Các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, đặc biệt là cơ quan chủ trì, tham mưu các nội dung, lĩnh vực trong Chỉ số PAR Index cấp thành phố, Chỉ số SIPAS đánh giá đúng kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý. Đồng thời, triển khai hệ thống các giải pháp, khắc phục ngay những tiêu chí, tiêu chí thành phần bị trừ điểm, nhằm cải thiện nâng cao Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS năm 2022 của thành phố.
Đối với Chỉ số PAR Index, UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành thành phố đối với các nội dung chỉ số thành phần. Cụ thể, Sở Nội vụ về nội dung công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; Sở Tư pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của thành phố; Văn phòng UBND thành phố về cải cách thủ tục hành chính; Sở Tài chính về công tác cải cách tài chính công; Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT), Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN), Văn phòng UBND thành phố về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) về tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đối với chỉ số Hài lòng SIPAS, UBND thành phố giao Văn phòng UBND thành phố theo dõi việc duy trì, cải thiện nội dung về tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công, tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị. Sở Nội vụ theo dõi về công chức giải quyết thủ tục hành chính.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nội vụ là đầu mối theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch. Căn cứ nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch, UBND thành phố giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch của ngành, địa phương mình để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.