Hà Nội kết nối việc làm cho người từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật Bản

Ngày 30.11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm dành cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhật Bản) về nước năm 2023”.

Theo Ban tổ chức, hội chợ việc làm là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đồng thời, cũng động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

laodongxk301123-2.jpg -0
Nhiều lao động ở nước ngoài trở về nước được kết nối việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Theo tổng hợp, có 47 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trên hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội tại hội chợ với 1.568 chỉ tiêu. Trong đó, có 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản.

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đa dạng, mức lương hấp dẫn, phù hợp cho đối tượng lao động là những người đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan về nước, tập trung chủ yếu ở các ngành, nghề như: Kỹ thuật công nghệ cao, biên - phiên dịch, thợ vận hành máy, công nhân sản xuất, điện - điện tử…

Các chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng/tháng trở lên có 332 chỉ tiêu, chiếm 21,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học - cao đẳng chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,4%, với 634 lao động.

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết, người lao động đi làm việc nước ngoài về nước sẽ được 63 trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước tìm kiếm, giới thiệu việc làm phù hợp. Theo ông Bình, các phiên giao dịch việc làm giúp các bạn trẻ khi về nước không bị bỡ ngỡ, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài về, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, đây là nguồn nhân lực có kinh nghiệm, góp phần tạo động lực tại địa phương bởi đã được tích lũy kỹ năng trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

"Những lao động làm việc ở nước ngoài về nước sẽ tạo ra động lực mới, sự phát triển cho đất nước, gia đình, cá nhân họ", ông Bình nhấn mạnh.

lao-dong-xk-2308-6899.jpeg -0
Đơn vị tuyển dụng cung cấp thông tin về vị trí việc làm. Nguồn: ITN

Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong hơn 19 năm triển khai thực hiện các chương trình phi lợi nhuận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến nay đã có 127.407 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và 8.718 lượt người lao động sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan.

Các chương trình đều đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những người lao động sau khi hoàn thành các chương trình về nước là lực lượng lao động có kinh nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, am hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, cách thức làm việc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong hơn 10 năm qua, Trung tâm Lao động ngoài nước đã thường xuyên phối hợp với Văn phòng HRD Korea tại Việt Nam, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối lao động chương trình EPS, thực tập sinh chương trình IM Japan về nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.