Hà Nội: Các chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội đều tăng

Báo cáo tại Hội nghị cung cấp thông tin về BHXH, BHYT, BHTN của BHXH TP. Hà Nội diễn ra mới đây cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, BHXH TP. Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm. Cả 3 chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ năm 2023 và thời điểm 31.12.2023.

Những kết quả tích cực 

Theo đó, cả 3 chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đều tăng so với cùng kỳ năm 2023 và thời điểm 31.12.2023. Ước tính đến hết tháng 6.2024, tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn thủ đô đạt 94,33% dân số. Số người tham gia BHYT là 8.051.149 người, tăng 296.914 người, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm 2023; tăng 62.317 người, tăng 0,78% so với 31.12.2023.

BHXH TP Hà Nội: Nhiều kết quả tích cực trong phát triển người tham gia chính sách -0
BHXH góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động và Nhân dân. Ảnh: BH

Số người tham gia BHXH bắt buộc ước đạt là 2.078.698 người, tăng 96.824 người; tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2023; tăng 21.000 người, tăng 1,02% so với 31.12.2023; chiếm 44,37% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHXH tự nguyện 111.039 người, tăng 34.718 người, tăng 45,49% so với cùng kỳ năm 2023; tăng 4.700 người, tăng 4,42% so với 31.12.2023; chiếm 2,43% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Cùng với đó, số người tham gia BHTN, ước hết tháng 6.2024 là 2.010.727 người, tăng 95.208 người, tăng 4,78% so với cùng kỳ năm 2023; tăng 20.500 người, tăng 1,03% so với 31.12.2023; chiếm 40,05% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Cũng trong 5 tháng đầu năm 2024, BHXH thành phố ký hợp đồng với 3 tổ chức dịch vụ thu là Bưu điện, PVI và Viettel với 1.554 điểm thu và 1.821 nhân viên thu BHXH, BHYT. BHXH các quận, huyện, thị xã ký hợp đồng với 17 tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT (2 phòng khám, bệnh viện; 3 hợp tác xã và 12 doanh nghiệp) với 26 điểm thu và 66 nhân viên thu.

Bảo đảm chế độ, chính sách cho người thụ hưởng

Đối với công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời. Qua đó, đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động và Nhân dân. BHXH TP Hà Nội đã thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH 5 tháng đầu năm 2024 của 593.450 người với số tiền 17,7 nghìn tỷ đồng. Ước lũy kế hết tháng 6.2024, chi trả 21,3 nghìn tỷ đồng.

Trong tháng 5.2024, giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho 234.215 người/lượt người, cụ thể: Chế độ BHXH hàng tháng 3.240 người; chế độ BHXH một lần 16.146 người (tăng 1.319 người so với cùng kỳ năm 2023); chế độ tuất, tai nạn lao động một lần 4.616 người, chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe là 186.543 lượt người; chế độ BHTN 23.533 người và hỗ trợ học nghề: 137 người. Ước lũy kế hết tháng 6.2024, giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho 352.581 người/lượt người.

Bên cạnh đó, ngành thực hiện tốt công tác tác giải quyết, chi trả chế độ, bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho người có thẻ BHYT. Hiện nay, BHXH TP Hà Nội đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 187 cơ sở khám chữa bệnh.

Tính đến 24.5.2024, toàn thành phố phát sinh 4.978.789 lượt khám chữa bệnh (ngoại trú 4.210.428 lượt, nội trú 768.361 lượt). Chi phí khám chữa bệnh BHYT là 9.039,4 tỷ đồng (ngoại trú 2.599,6 tỷ đồng, nội trú 6.439,8 tỷ đồng).  Ước hết tháng 6.2024, chi phí khám chữa bệnh BHYT là 11.162,9 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Về công tác thanh tra - kiểm tra, BHXH thành phố phối hợp với Thanh tra thành phố, các sở, ngành: Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Liên đoàn Lao động Thành phố, Công an, Thuế và UBND các quận, huyện, thị xã…Lũy kế 5 tháng đầu năm đã thực hiện 935 cuộc thanh tra, kiểm tra. Thông qua công tác thanh tra kiểm tra, các đơn vị đã nộp về BHXH thành phố để khắc phục chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là 78,4 tỷ đồng (đạt 81,1%).

Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

Triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện 425 thủ tục hành chính kịp thời, theo quy định. Đến hết tháng 5.2024 đã thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi với 120.035 trường hợp; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 944  trường hợp.

Có 184 lượt giao dịch gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho 62.562 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Việc xác thực dữ liệu căn cước công dân với thẻ BHYT: đã có 7.340.846 người có thẻ BHYT trên địa bàn thành phố được đồng bộ có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám chữa bệnh; 727 cơ sở khám chữa bệnh BHYT áp dụng căn cước công dân tra cứu khám chữa bệnh; số lượt sử dụng căn cước công dân tra cứu khám chữa bệnh là 3.961.938 lượt. Trong 5 tháng đầu năm 2024, đã tiếp nhận 3.567.838 hồ sơ, giải quyết 3.775.184 hồ sơ, tỷ lệ chậm muộn xấp xỉ 1%.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, truyền thông được BHXH TP Hà Nội quan tâm thực hiện. Trong 5 tháng đầu năm, BHXH thành phố phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức 119 cuộc hội nghị với 8.282 người tham dự, tổ chức 2.619 cuộc tuyên truyền nhóm nhỏ với 7.569 người được truyền thông.

Phát hành trên 195 ngàn tờ gấp tuyên truyền cho các nhân viên thu BHXH, BHYT, các hội đoàn thể, các xã, phường, thị trấn và Nhân dân trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở với 53.482 lượt phát thanh; treo 4.337 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích.

Cổng Thông tin điện tử BHXH thành phố đã cập nhật đăng tải và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời với 413 tin bài, video, inforgraphic, văn bản, công khai các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH; công khai 16 kết luận về việc thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT; kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử BHXH thành phố.

Bên cạnh đó, BHXH thành phố đã phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện 277 tin, bài, phóng sự, phỏng vấn tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN... Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát chuyên mục “Bảo hiểm xã hội - an sinh cuộc sống” tuyên truyền pháp luật, quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH, BHYT.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, BHXH thành phố đã tham gia 9 cuộc giao lưu trực tuyến, tọa đàm với Báo Lao động Thủ đô, đối thoại giao lưu trực tuyến và trực tiếp với đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận; tổ chức 1 cuộc giao lưu trực tuyến trên Cổng TTĐT BHXH thành phố, trả lời trực tuyến các câu hỏi của bạn đọc. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật lao động, BHXH, BHYT học sinh - sinh viên cho sinh viên 12 trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.