Hà Giang đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động cả trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước ta với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi trên không gian mạng. Là tỉnh có hơn 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chính vì vậy công tác tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái nhằm từng bước đẩy lùi các thông tin xấu, độc ngoài xã hội và trên không gian mạng luôn được tỉnh Hà Giang chú trọng.

Nhận diện các âm mưu, thông tin xấu, độc 

Internet tại Việt Nam thời gian qua không ngừng phát triển nhanh, mạng di động 4G được phủ khắp từ đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cùng với đó, các nền tảng mạng xã hội như: YouTube, Facebook, Zalo, Tiktok… ngày càng phổ biến và số lượng người sử dụng đông đảo. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tiện lợi, thì các thế lực thù địch đã lợi dụng các mạng xã hội này để tuyên truyền những thông tin xấu, độc về Đảng, Nhà nước nhằm công kích, chia rẽ nội bộ, đoàn kết các dân tộc, gây tổn hại đến an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia. Đáng nói, tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, đa số đối tượng mà nhóm này hướng đến là những người dân có trình độ dân trí thấp, hiểu biết còn nhiều hạn chế, dễ lợi dụng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc là huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, có đường biên giới dài hơn 41km, gồm 17 xã và 1 thị trấn với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 96% (Mông, Dao, Lô Lô, Tày…); đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Do đó, phần vì nhận thức và hiểu biết pháp luật chưa cao, lại trước những lợi ích kinh tế mà các nền tảng xã hội mang lại, một số YouTuber, Tiktoker, Facebooker là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc nơi khác đến địa bàn huyện để sáng tạo các nội dung video, hình ảnh về đời sống, văn hóa, sinh hoạt, phong tục của người dân, học sinh nơi đây thiếu trung thực, thiếu khách quan, thậm chí một số trường hợp còn làm nội dung video sai sự thật; gây phản cảm; câu view, câu like; gây hoang mang, bất bình trong dư luận.

Công an xã Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tăng cường nắm bắt địa bàn
Công an xã Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tăng cường nắm bắt địa bàn. Nguồn: ITN

Điển hình như tháng 6.2023 vừa qua, Công an huyện Mèo Vạc đã ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với L.M.T (chủ kênh YouTube “TOÀN TÂY TV” với hơn 36.000 lượt theo dõi) về hành vi thông tin nội dung sai sự thật trên không gian mạng. Theo cơ quan Công an, trước đó L.M.T đã sử dụng tài khoản YouTube này để đăng tải video với nội dung “Nóng: cận cảnh bắt vợ chợ tình Khâu Vai Mèo Vạc Hà Giang 2023” lên mạng xã hội. Nội dung video đã được L.M.T trực tiếp cắt, ghép từ cảnh bắt vợ tại xã Pả Vi (Mèo Vạc) và đăng tải nhằm mục đích câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận. Sau khi phát hiện, Công an huyện đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu T. phải gỡ bỏ nội dung thông tin sai sự thật khỏi kênh YouTube và cam kết không tái phạm.

Hay sự việc vào tháng 9.2023, Công an huyện Mèo Vạc đã tiến hành xử lý trường hợp học sinh lớp 8 xúc phạm lực lượng Cảnh sát giao thông. Cụ thể, em G.M.A cùng 3 bạn tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy tại tuyến đường thuộc thị trấn Mèo Vạc và bị lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện Mèo Vạc tạm giữ xe vì lỗi vi phạm chở 4 người, không đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ 14 tuổi. Em A đã đăng tải clip xúc phạm lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện trên nền tảng Tiktok. Công an huyện đã phối hợp với gia đình, nhà trường làm việc, giáo dục, yêu cầu em G.M.A viết cam kết không tái phạm và gỡ bỏ nội dung bài viết đã đăng tải.

Điều đáng nói, từ những hình ảnh, video và nội dung thông tin xấu, độc, thiếu khách quan, trung thực của một bộ phận người dân đăng tải trên mạng xã hội đã vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước lợi dụng xuyên tạc những phong tục, tập quán tốt đẹp, hay làm xấu đi hình ảnh của những người cán bộ, chiến sĩ nơi đây…. Thâm độc hơn, các đối tượng này đã lợi dụng để truyền bá, lôi kéo người dân đi theo các tà đạo như “San sư khẻ tọ”, gia tăng truyền bá tư tưởng phản động, thành lập những tổ chức tôn giáo bất hợp pháp; xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng trong bối cảnh hội nhập và phát triển...

Tăng cường đấu tranh

Để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng; các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thành lập và duy trì hiệu quả các Fanpage như: “Thông tin Mèo Vạc”, “Thông tin Bắc Quang”, “Thông tin Yên Minh”… Các Fanpage tuyên truyền, đăng tải các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến cán bộ đảng viên và người dân trên địa bàn, đơn vị; đồng thời chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực; những nội dung có liên quan khi phát sinh sự việc được nhiều người quan tâm, trước những sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, huyện, gắn với công tác tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… Bên cạnh đó, lực lượng công an tích cực tham mưu xử phạt vi phạm các trường hợp đăng tin sai sự thật; mời lên làm việc, giáo dục, răn đe các trường hợp chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật trên mạng xã hội…

Trưởng Công an huyện Mèo Vạc, Trung tá Giàng Xuân Thắng cho biết, để nắm chắc tình hình trong Nhân dân, chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, các lực lượng công an, biên phòng, quân đội đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nắm cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, các cán bộ, chiến sĩ phải luôn gần dân, sát dân, củng cố niềm tin trong Nhân dân, dựa vào dân để xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tại Hội nghị tổng kết công tác thông tin đối ngoại Đảng bộ tỉnh và công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ban Chỉ đạo 35 các cấp của Đảng đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 35 đã chỉ đạo thành công Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023; tổ chức tập huấn và trao đổi, học tập cho lực lượng chuyên gia, cộng tác viên các cấp với 2 hội thi, thu hút 400 lượt người tham gia. Cả hệ thống chính trị trên địa bàn tăng cường chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực, gương người tốt - việc tốt; đặc biệt, công tác đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc trên không gian mạng được thực hiện thường xuyên với trên 2.000 tin, bài và tiến hành xác minh, xử lý 62 vụ việc có liên quan đến an ninh mạng.

Có thể thấy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động và linh hoạt của cấp ủy các cấp, cho thấy tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả công tác chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng trên không gian mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó, góp phần tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, nâng cao niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta trong giai nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.