Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Gỡ vướng về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Liên quan tiến độ giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở thương mại, Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Võ Công Lực cho biết, Sở đã và đang giải quyết việc cấp giấy chứng nhận, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố.

Phân nhóm, phân loại và có kế hoạch cụ thể

Thông tin về tiến độ giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Công Lực cho biết, qua quá trình giải quyết, đã xác định được 81.085 căn nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố tuy đã có văn bản thẩm định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thể cấp do 6 nhóm vướng mắc. Bao gồm: chờ thuế; chậm nộp hồ sơ cấp; loại hình bất động sản mới; rà soát nghĩa vụ tài chính bổ sung; vướng mắc khác (đối tượng mua nhà; cấn trừ nghĩa vụ tài chính…) và đang trong quá trình thanh tra, điều tra.

Tháo gỡ vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN
Tháo gỡ vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN

Để giải quyết 6 nhóm vướng mắc trên, Sở đã tiến hành phân nhóm, phân loại và ban hành Kế hoạch số 3981 ngày 11.5.2023 để giải quyết. Đến thời điểm hiện tại, Sở cũng như Văn phòng Đăng ký đất đai đã giải quyết cấp 17.300 giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án. Bên cạnh đó, Sở đã chuyển 7.000 hồ sơ đến các cơ quan thuế để xác nhận nghĩa vụ tài chính làm cơ sở ký phát hành giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án trong thời gian tới. Ngoài ra, Sở đã liên tục tổ chức làm việc trực tiếp với cơ quan thuế, chủ đầu tư dự án và các doanh nghiệp dự án để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm đáp ứng quyền lợi cho người mua nhà tại dự án.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, đơn vị sẽ sớm tham mưu thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại để thực hiện trao đổi thông tin, lấy ý kiến trực tiếp giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải quyết cấp giấy chứng nhận, đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng của người mua nhà tại các dự án.

Riêng đối với dự án chung cư 4S Linh Đông (TP. Thủ Đức), ông Võ Công Lực cho hay, công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án chưa thể thực hiện được do 2 vướng mắc chính. Đó là, dự án đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (Block A và Block D) tại Ngân hàng TMCP BIDV - chi nhánh Sài Gòn theo Hợp đồng ký ngày 9.8.2013 và đến nay chưa đăng ký xóa thế chấp. Ngoài ra, dự án chưa có văn bản thẩm định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà.

Do đó, để có cơ sở ban hành văn bản đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ Đầu tư dự án khẩn trương thực hiện giải chấp đối với đăng ký thế chấp ngày 9.8.2013 với ngân hàng và phối hợp với đơn vị đo đạc bản đồ liên hệ UBND TP. Thủ Đức để xác định ranh lộ giới tiếp giáp khu đất để điều chỉnh bản đồ hiện trạng vị trí khu đất.

Kiến nghị cấp sổ cho Officetel, Shophouse

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, một thập kỷ qua, các loại hình bất động sản mới gồm Officetel, Shophouse và Condotel đều đang vướng pháp lý ở khâu cấp giấy chứng nhận. Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua lẫn doanh nghiệp (chủ đầu tư bán sản phẩm) mà còn tác động tiêu cực đến tính minh bạch của thị trường. Những vướng mắc này cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm xem xét giải quyết, vì đây là yêu cầu chính đáng của người dân lẫn doanh nghiệp.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay, các dự án kinh doanh bất động sản là dự án nhà chung cư có mục đích hỗn hợp được xây dựng trên đất theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, có một phần diện tích được chủ đầu tư sử dụng làm khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ… Đối với các dự án này, chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và được cấp giấy chứng nhận với mục đích đất xây dựng nhà chung cư hỗn hợp; gồm căn hộ ở thương mại dịch vụ và văn phòng kết hợp lưu trú theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi xây dựng, chủ đầu tư đã bán lại cho người sử dụng với mục đích để ở và đề nghị Sở cấp sổ hồng cho các phần diện tích này.

TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể theo mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất căn cứ các quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật có liên quan. Trong đó, đối với loại hình Offictel, Shophouse, được xác định giá trị quyền sử dụng đất trên cơ sở thời hạn đầu tư khai thác sử dụng 50 năm là phù hợp với các quy định của pháp luật. Song, vừa qua khi triển khai cấp sổ hồng cho những trường hợp đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo Nghị định số 10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, lại có một số ý kiến và cách hiểu khác nhau.

Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến trường hợp chủ đầu tư bán phần diện tích được cơ quan có thẩm quyền công nhận với mục đích sử dụng là thương mại, dịch vụ (khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú...) cho người mua với mục đích để ở, thì khi xem xét cấp sổ hồng cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có phải xác định giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính bổ sung hay không? Từ đó, có cơ sở nhanh chóng giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp. 

Địa phương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện
Xã hội

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

Chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm 8 người chết. Việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về Luật Giao thông đường bộ.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.