Gỡ “điểm nghẽn” về chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững

Đánh giá cao các ý kiến tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố lần thứ 3 vừa được tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam nhấn mạnh: Hoạt động của HĐND hai cấp cần nhất quán phương châm “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các "điểm nghẽn" về chính sách, nhất là đối với các huyện, thị, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả vướng mắc để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Hoạt động giám sát chuyên đề ngày càng thực chất, hiệu quả

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam khẳng định, thời gian qua, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của địa phương. HĐND hai cấp đã tổ chức thành công các kỳ họp để ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, từ tháng 10.2023 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành 136 nghị quyết; HĐND cấp huyện đã ban hành 1.989 nghị quyết. Bên cạnh đó, hầu hết các địa phương đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện các chương trình giám sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn trong các lĩnh vực, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải điều hành hội nghị. Ảnh: Minh Hiếu
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải điều hành hội nghị. Ảnh: Minh Hiếu

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND hai cấp, trong đó tập trung đánh giá những nét mới trong hoạt động giám sát, đặc biệt là giám sát chuyên đề. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã giám sát 2 chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh giám sát 5 chuyên đề và các Ban của HĐND tỉnh giám sát 24 chuyên đề. Các chuyên đề giám sát là các vấn đề có tầm quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những vấn đề "nóng" được dư luận xã hội và cử tri quan tâm. Kết quả các cuộc giám sát đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, được cử tri và Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao.

Khẳng định việc lựa chọn nội dung giám sát đúng trọng tâm, trọng điểm sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả giám sát chuyên đề, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa Lê Huy Lượng cho rằng: Để chọn những nội dung giám sát phù hợp cần quan tâm đến những đề xuất của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đại biểu HĐND và các thành viên của Ban; mặt khác, cần xem xét các kiến nghị của cử tri, các ý kiến chất vấn của đại biểu tại các kỳ họp, tại các buổi tiếp công dân; những vấn đề dư luận quan tâm.

Chia sẻ về kinh nghiệm để có được thông tin chính xác trước khi giám sát, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa Lê Quang Hiển thông tin, ngoài nghiên cứu kỹ báo cáo, đoàn giám sát của HĐND thành phố tổ chức đi khảo sát trước một số nội dung công việc cụ thể của đơn vị chịu sự giám sát để tìm hiểu thực tế, xem xét một số hồ sơ lưu trữ để đánh giá vấn đề khách quan, chính xác. Kết quả khảo sát sẽ bổ sung nhiều thông tin chính xác, cần thiết phục vụ tốt cho công tác giám sát.

Bám sát phương châm “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”

Bên cạnh nội dung xoay quanh kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, giám sát chuyên đề, thảo luận của các đại biểu tại hội nghị đã làm rõ những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và HĐND tỉnh; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ rõ một số khó khăn, hạn chế như: Việc ban hành nghị quyết ở một số huyện còn có sai sót cả về thể thức, thẩm quyền và nội dung, có nội dung mới được HĐND thông qua đã phải điều chỉnh, bổ sung; tái giám sát chưa nhiều, công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa quyết liệt; việc triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận của HĐND, Thường trực HĐND có việc còn chậm, chưa triển khai triệt để.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam khẳng định, những khó khăn, hạn chế các đại biểu đã chỉ ra đòi hỏi HĐND hai cấp tỉnh Thanh Hóa phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, thực sự xứng đáng với niềm tin của cử tri và Nhân dân. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị, HĐND 2 cấp cần nhất quán phương châm hoạt động: “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND, tạo thuận lợi để các địa phương phát triển nhanh và bền vững, chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp; bầu cử ĐBQH Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam cũng đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố và các đại biểu HĐND hai cấp cần tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và các cấp ủy địa phương; thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở tỉnh và địa phương để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, HĐND, các chương trình công tác, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, địa phương và những vấn đề báo chí, dư luận phản ánh. Đặc biệt, tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” về chính sách, nhất là đối với các huyện, thị xã, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Hội đồng nhân dân

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

Đối thoại với người phụ trách dự án để bàn thảo, tranh luận
Diễn đàn

Đối thoại với người phụ trách dự án để bàn thảo, tranh luận

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang, đối với giám sát đầu tư công, báo cáo phục vụ giám sát chỉ đáp ứng được một phần (đối tượng chịu sự giám sát không tự chỉ ra lỗi sai của mình), cần nghiên cứu hồ sơ của dự án và xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật. Sau đó, đoàn giám sát tổ chức đối thoại, trao đổi với người phụ trách dự án để bàn thảo, thống nhất nêu ra các hạn chế và lỗi phạm, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát để tổ chức hội nghị giám sát với chủ đầu tư, cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan...

Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp"
Địa phương

Đúng trọng tâm và hiệu quả thiết thực

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp" do Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và sớm khắc phục những hạn chế tồn tại; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật chưa phù hợp với hoạt động giám sát của HĐND.

Toàn cảnh buổi giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Bắc Ninh tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Quế Võ.
Địa phương

Tạo chuyển biến về năng lực giám sát

Những năm qua, hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện đã được đổi mới về hình thức giám sát theo hướng thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Nội dung giám sát được lựa chọn, mang tính bao quát, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, những vấn đề lớn, có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Chất vấn tại Kỳ họp thứ Mười hai, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX nhiệm kỳ 2021 - 2026
Diễn đàn

Đổi mới hình thức và nội dung chất vấn

Chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt, thông qua đó, những nội dung lớn, quan trọng, những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương được giải quyết, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tạo sự đồng thuận và lòng tin của nhân dân. Thời gian qua, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp được HĐND tỉnh và HĐND các huyện quan tâm, chú trọng đổi mới về hình thức, nội dung; thu hút sự quan tâm, theo dõi của cử tri và nhân dân trong tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước, tăng hiệu lực, hiệu quả giám sát.

Thời gian qua, hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND thành phố Hà Nội có nhiều đổi mới, được cử tri, dư luận đánh giá cao
Hội đồng nhân dân

Tái giám sát khi không thực hiện đúng cam kết

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND thành phố Hà Nội với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị quý III.2024 vừa qua, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, HĐND các cấp thành phố khi chọn vấn đề chất vấn, giải trình phải "đúng" và "trúng", sát thực tiễn, được dư luận quan tâm. Đặc biệt, cần tái chất vấn những nội dung khi các cơ quan chịu sự giám sát không thực hiện như đã hứa, cam kết, vì mục tiêu phát triển của thành phố, địa phương.

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát
Diễn đàn

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát

Để phát hiện vấn đề qua giám sát, quá trình nghiên cứu tài liệu, cần luôn đặt ra các câu hỏi và đối chiếu giữa thực tế với báo cáo. Theo đó, các yếu tố đối tượng chịu sự giám sát chưa nêu hoặc không muốn nêu trong tài liệu, báo cáo như: trong báo cáo lập chủ trương đầu tư, báo cáo thẩm định không nêu sự phù hợp với quy hoạch, khả năng cân đối nguồn vốn; tiến độ giải ngân vốn... Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát để thấy được sự phù hợp, khả thi hay mâu thuẫn giữa thực tế và tài liệu, báo cáo của đối tượng giám sát cung cấp.

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục
Diễn đàn

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, cùng với giải đáp băn khoăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến việc quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thế Toản lưu ý: Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của một số đơn vị, nội dung chưa phải là giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, về xây dựng, đất đai, môi trường... Báo cáo kết quả giám sát ít chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục, chỉ ra sai sót trong hồ sơ...

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công
Diễn đàn

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công

Đầu tư công có vai trò quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội; là “vốn mồi” dẫn dắt đầu tư của các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ của HĐND từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố vẫn còn có những nội dung, khâu, công đoạn, làm chưa chuẩn, chưa hết, thậm chí chưa đúng quy định (còn sai sót)... Do đó, sau hội nghị, các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quy định của Luật Đầu tư công, các luật liên quan để thực hiện cho đúng thẩm quyền, thời gian, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Một điểm sạt lở trên tuyến sông Cái Cam, thuộc địa bàn ấp Tân An, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ. Ảnh: Hữu Tài
Hội đồng nhân dân

Vĩnh Long nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông

Qua khảo sát về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, quan tâm cân đối, bố trí nguồn lực từng bước đầu tư khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương… Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đất, cát trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm ảnh hưởng sạt lở bờ sông.

Các đại biểu dự hội nghị giao ban lần thứ 7 của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang
Hội đồng nhân dân

Nâng cao kỹ năng quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công

Ngày 22.10, tại thành phố Bắc Giang, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Kinh nghiệm trong quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công”.

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau
Diễn đàn

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau

Ngày 22.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối Văn hóa - Xã hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.