Thơ dân tộc thiểu số:

Giữ mạch nguồn truyền thống trong dòng chảy đương đại

Để tồn tại trong dòng chảy văn học đương đại, thơ các dân tộc thiểu số phải đổi mới, hướng đến hiện đại, song vẫn phải giữ mạch nguồn truyền thống

Mai một, mất dần bản sắc, vị thế

Trong số 53 dân tộc thiểu số, chỉ hơn 10 dân tộc có chữ viết riêng, số dân tộc thiểu số có nhà thơ của dân tộc mình còn ít hơn. Khởi đầu và nổi trội là các nhà thơ dân tộc Tày, Thái, sau đó xuất hiện gần như đồng thời các nhà thơ dân tộc khác như Mường, Chăm, Dao, Mông…

Trước năm 1975 là giai đoạn thơ dân tộc thiểu số phát triển trên diện rộng, âm hưởng chủ yếu là ngợi ca. Đội ngũ sáng tác chịu ảnh hưởng rõ rệt từ nguồn văn hóa dân gian của các tộc người mà họ đóng vai trò là những "sứ giả".

Nhu cầu đổi mới hướng đến hiện đại -0
Các bạn trẻ khám phá thơ dân tộc thiểu số tại Ngày Thơ Việt Nam 2024.

Theo nhà thơ Nguyễn Kiến Thọ, khoảng 10 năm cuối thế kỷ trước và những năm đầu thế kỷ này, xu hướng phân hóa ngày càng rõ rệt. “Thơ dân tộc thiểu số dần đi vào chiều sâu với sự xuất hiện của một số tác giả gây được sự chú ý của dư luận và định hình được phong cách, cá tính trong sáng tác. Tiêu biểu là các tác giả: Y Phương (dân tộc Tày), Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy), Mã A Lềnh (dân tộc Mông), Triệu Kim Văn (dân tộc Dao), Lò Cao Nhum (dân tộc Thái), Inrasara (dân tộc Chăm), Pờ Sảo Mìn (dân tộc Pa Dí)...”.

Tuy nhiên, từ nhiều diễn đàn, hội thảo, những suy tư, trăn trở, ý kiến của nhà nghiên cứu, người sáng tác... dấy lên lo ngại, thơ dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mất bản sắc, cũng có nghĩa là đang trên hành trình tự hủy diệt.

Thực chất của vấn đề này, nhà thơ Nguyễn Kiến Thọ cho rằng, thứ nhất phải xem xét lại những dấu hiệu, biểu hiện của hội chứng mất bản sắc dân tộc. Có thể điểm danh một số nguy cơ hàng đầu. Đó là, đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số dường như không còn nhiều người thông thạo tiếng mẹ đẻ, càng ít người sáng tác được bằng song ngữ.

Thứ hai, chất dân tộc miền núi như một thứ giấy thông hành của nhà thơ dân tộc thiểu số đang ngày càng mờ đi, có xu hướng hòa vào văn hóa người Việt (Kinh).

Thứ ba, những nét bản sắc văn hóa của các tộc người thiểu số như phong tục tập quán, đời sống tinh thần, tâm linh... ngày càng nhạt đi trong sáng tác của các tác giả dân tộc thiểu số.

“Thơ các dân tộc thiểu số đang bị pha tạp, mất dần bản sắc. Như thế, không phải chỉ riêng về thơ, nói rộng ra, văn học/văn hóa các dân tộc cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, đồng hóa…”, nhà thơ Nguyễn Kiến Thọ khẳng định.

"Bài thơ về tổ tiên chính là bài thơ kiêu hãnh nhất"

Đổi mới hướng đến hiện đại là tất yếu cho phép thơ dân tộc thiểu số nói riêng, văn học dân tộc thiểu số nói chung tồn tại trong dòng chảy đời sống văn học đương đại. Theo nhà thơ Nguyễn Thị Thu Huyền, một mặt các nhà thơ vẫn giữ được đặc điểm truyền thống tiêu biểu, mặt khác họ cần bước vào ngôi nhà chung; và vì thế sáng tác của họ đến được với bạn đọc ngoài “không gian bản làng” nhưng vẫn không xa lạ với chính những chủ thể của không gian ấy.

Nhu cầu đổi mới hướng đến hiện đại -0
Nét mới của Ngày Thơ Việt Nam 2024 là không gian Nhà ký ức, trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Mạch nguồn truyền thống vừa là sợi dây níu giữ, vừa là hành trang cần thiết trong sự dàn xếp hài hòa để hướng đến hiện đại. Đó là thứ làm nên bản lĩnh và vị thế của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong dòng chảy văn học đương đại. Sự trưởng thành thống nhất trong đa dạng của văn học các dân tộc thiểu số kể từ sau Cách mạng tháng Tám một phần không nhỏ đến từ việc các nhà thơ ý thức được tầm quan trọng của kiến thức lý luận văn học những năm 1960 - 1970.

“Nhờ được tiếp cận một cách có hệ thống những kiến thức mới mẻ và hiện đại này vào thời điểm đó, nên các tên tuổi như Nông Quốc Chấn đã góp phần quan trọng cho việc xây dựng bản sắc văn học dân tộc thiểu số kể từ khi đất nước giành được độc lập. Bước sang thế kỷ XXI, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã tiếp tục mang đến cho các nhà văn Việt Nam nói chung, các tác giả dân tộc thiểu số nói riêng cơ hội tiếp cận sự đa dạng và phong phú của nền văn học thế giới”, nhà thơ Nguyễn Thị Thu Huyền nhận định.

Cũng nhờ sự tự ý thức, nhu cầu cần được đổi mới của mỗi cá nhân người viết, đến nay đã có Kiều Mai Ly (dân tộc Chăm), Thạch Đờ Ni (dân tộc Khmer), Thái Hồng (dân tộc Hoa), Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường)… với khát vọng tự mở lối đi, tiếp tục quá trình đến hiện đại từ truyền thống như một nhu cầu tự thân. Yếu tố độc đáo của mỗi dân tộc là điều kiện cần để gìn giữ; thêm vào đó, tinh thần phát huy truyền thống từ cái nhìn cởi mở là điều kiện đủ để trở thành động lực phát triển trong giai đoạn hiện tại và tiếp theo.

Nhà thơ Ly Hữu Lương (dân tộc Dao) cũng bày tỏ: “Khi nào niềm tin vào tổ tiên tồn tại thì dân tộc đó tồn tại. Việc nghe, hiểu và lĩnh hội được tinh thần của tổ tiên để tự hào về tổ tiên sẽ tạo thành bản lĩnh. Việc khôi phục, chuyển hóa diễn tả bằng từ ngữ thơ để diễn đạt tinh thần, tư duy trong không gian, thời gian đó ở điều kiện hiện tại sẽ tạo thành bản sắc. Thật ra, đó là một quá trình hết sức khó khăn với người sáng tác. Nhưng bù lại, chúng tôi kêu hãnh nói tiếng nói tổ tiên, hát giọng hát tổ tiên và mơ giấc mơ của tổ tiên. Bài thơ về tổ tiên chính là bài thơ kiêu hãnh nhất. Và như thế, chúng tôi đang ca hát chính cuộc đời của mình…”.

Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức chiến trường
Văn hóa - Thể thao

Vẹn nguyên ký ức chiến trường

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, dấu ấn về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc không chỉ được khắc ghi trong những trang sử vàng son, mà còn được lưu giữ qua những họa phẩm giàu cảm xúc.

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, "Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng" của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.