Hát Dô -0

Hát Dô -0

Hát Dô là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, xưa kia theo lệ định (tục hèm) thì 36 năm mới tổ chức một lần, gắn với lễ hội đền Khánh Xuân (Tản Viên Sơn Thánh) xã Liệp Tuyết, diễn ra từ ngày 10 - 15 tháng Giêng (Âm lịch).

Trong lễ hội hát Dô, có sự kết hợp giữa âm nhạc và vũ đạo làm nên đặc sắc của một loại hình văn hóa tổng hợp. Từ tháng Tám Âm lịch, cửa đền mở để dân làng làm lễ xin thánh cho mở sách hát, sao chép bài hát. Các thôn tuyển chọn các nam nữ không có “bụi” (tang ma, lao lý) vào tập hát. Trong đội hình múa hát, có 1 - 2 người làm “cái hát” (lĩnh phụng, chỉ huy), 8 - 20 nữ làm “con hát” (“bạn nàng”) để đồng ca và múa phụ họa. “Bạn gái” tóc vấn đuôi gà, cổ đeo chuỗi hạt vàng, mặc áo năm thân sát nách mới ba, đi dép công, cầm quạt. Trên ngón tay đeo nhẫn còn có một túi vải màu múi cam có tua chỉ ngũ sắc. “Cái hát” phụng, “con hát” vừa hát vừa múa phụ họa nội dung từng đoạn như chèo đò, bắn cung, hái hoa, thêu dệt... Lời ca khẩn cầu thánh ban phúc, kể chuyện thiên nhiên...

Theo lời của các cụ cao niên trong xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, hội hát Dô được tổ chức lần cuối cùng vào năm 1926. Do chiến tranh khiến hội không được tổ chức và việc thực hành hát Dô bị gián đoạn hơn 50 năm (từ năm 1926 đến năm 1978). Thế hệ các cụ hát Dô năm xưa, phần nhiều đã mất, người còn lại thì trí nhớ đã kém, không thể nhớ hết văn bản của nghệ thuật này.

Nhiều năm qua, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc khôi phục lại văn hóa truyền thống, công tác tìm kiếm loại hình dân ca cổ lưu truyền trong cộng đồng được triển khai và xúc tiến mạnh mẽ. Năm 1977, nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng và Nguyễn Đăng Hòe đã tìm về vùng đất Liệp Tuyết, nghiên cứu, tìm hiểu và cho ra tập sách “Hát Dô - Hát Chèo Tàu”. Thông qua những người đã tham gia Hội Dô năm 1926, tác giả đã ghi lại lời của các làn điệu hát Dô với 22 bài.

Theo tài liệu khảo cứu, năm 1989, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây kết hợp với Trung tâm Văn hóa huyện Quốc Oai và Ủy ban Nhân dân xã Liệp Tuyết triển khai sưu tầm, thu thập, phục hồi di sản hát Dô tại xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai. Người được phân công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này là Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.

Sau khi nghiên cứu, điều tra, toàn xã Liệp Tuyết có 3 nghệ nhân còn giữ các tri thức liên quan đến hát Dô và kỹ năng thực hành hát Dô gồm: Nghệ nhân Tạ Văn Lai, Nghệ nhân Kiều Thị Nhuận và Nghệ nhân nhân Đàm Thị Điều. Các nghệ nhân đều tuổi cao, sức khỏe yếu, các văn bản chép tay về hát Dô không có bài bản nào được lưu truyền lại một cách cụ thể và chính thức nên việc dạy dỗ không được cụ thể và bài bản.

Vì vậy, song song với quá trình thu thập, sưu tầm làn điệu, thể thức và kỹ năng vận động, Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan còn đi vận động các cháu thanh thiếu niên cùng các gia đình cho phép các cháu tham gia học hát. Sau bao nhiêu năm chìm vào lãng quên, làn điệu hát Dô lại được sống dậy.

Hát Dô -0

Nhớ lại những năm tháng mới bắt tay vào sưu tầm, phục hồi hát Dô, Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan chia sẻ, năm 1989, đội văn nghệ xã gồm 25 thành viên được thành lập. Sau một thời gian tập luyện, đội văn nghệ xã Liệp Tuyết đã tham gia chương trình diễn hát Dô tại các hội diễn văn nghệ quần chúng từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Hát Dô không còn bó trong không gian đền Khánh Xuân với lối đi và thời gian nghiêm ngặt nữa. Năm 1994, cụ Kiều Thị Duyên đạt Huy chương Vàng trong hội diễn cấp tỉnh với bài hát “Mùi khải tứ tung”; bà Nguyễn Thị Lan đạt Huy chương Bạc với tiết mục “Răng đen”, “Cổ kiêu ba ngấn”. Năm 1998, tại Nhà hát lớn Hà Nội, cụ Kiều Thị Tạo đã biểu diễn xuất sắc trong làn điệu này.

Hát Dô -0
Hát Dô - nét đẹp văn hóa xứ Đoài

Năm 1998, trên cơ sở đội văn nghệ cũ của xã Liệp Tuyết, Câu lạc bộ hát Dô được thành lập với 30 thành viên do Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan làm Chủ nhiệm. Phần lớn thành viên của Câu lạc bộ đều là những người trung niên, tầm 40 tuổi. Sau đó, đội hình dần dần được trẻ hóa và bắt đầu có những lớp kế cận.

Với những nỗ lực sưu tầm, phục hồi, gìn giữ, trao truyền nghệ thuật hát Dô đã phát huy hiệu quả trong cộng đồng. Năm 2003, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng, truy tặng danh nhân Nghệ nhân Dân gian cho ba nghệ nhân là cụ Kiều Thị Nhuận, cụ Tạ Văn Lai, bà Nguyễn Thị Lan. Đặc biệt, mới đây bà Nguyễn Thị Lan đã được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. 

Hát Dô -0

Hát Dô -0

Nhiều thế hệ truyền nhau: “Con hát tuổi hạn hai mươi/ Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò/ Bao giờ đến hội hát Dô/ Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự trao truyền hát Dô cũng băng qua một "mảnh" dài, có khi gián đoạn, để rồi lại có một bước hồi sinh đầy kỳ tích. Thực tế, hát Dô đã trở thành trong những ví dụ sống động về khả năng phục hồi, khi người dân nơi đây còn đau đáu với việc giữ lại văn hóa, lời ca, tiếng hát của người xưa đã vượt lên nhiều khó khăn để hồi sinh điệu hát quý giá. Đặc biệt hơn là dù ở thời điểm nào, những vốn cổ truyền ẩn sâu trong khát vọng sắc đẹp luôn tồn tại đâu đó trong tiềm thức dân gian và họ luôn mong tiếng hát ấy xây cất lên, lan tỏa.

Hát Dô -0
Cần bảo tồn và trao truyền di sản hát Dô 

Hiện nay, việc tổ chức thực hiện hát Dô có một số thay đổi so với trước đây. Điều này có thể thực hiện ở người hát, ở không gian diễn đàn, mục đích diễn đàn; một số bài hát do được phổ biến nhạc và mang lại một số thành công nhất định. Tuy nhiên, sự thay đổi này không làm mất tính linh thiêng của di sản, không bị khô cứng bởi các quy định.

Theo Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan, trước mỗi buổi biểu diễn kể cả ở đền Khánh Xuân hay ở nơi khác, Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết đều sửa lễ xin phép Thánh và báo cáo kết quả với Thánh sau mỗi buổi thực thi. Đây cũng là sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cuộc sống nhưng vẫn được giữ tính thiêng liêng.

Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đánh giá, gỡ bỏ lớp vỏ huyền thoại thì hát Dô là sáng tạo tuyệt vời của con người. Hát Dô thực sự là viên ngọc quý trong di sản văn hóa dân tộc, cần được bảo tồn, lưu truyền và phát huy giá trị lâu dài.

Theo kết quả kiểm kê của TP. Hà Nội, hát Dô là di sản văn hóa phi vật thể cần ưu tiên bảo vệ. Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản hát Dô trong đời sống đương đại, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Lê Thị Minh Lý cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương cần thực hiện những biện pháp cụ thể như khảo sát đánh giá hiện trạng và tham vấn cộng đồng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đề xuất hình thức trình diễn bằng cách này hay cách khác để hát Dô được nhận diện, ghi nhớ và có sức sống…

Hát Dô -0

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cũng cho rằng, hát Dô là một sản phẩm văn hóa phi vật thể có tính chất mở, hội tụ với nhiều sản phẩm văn hóa ở các vùng miền khác nhau để ngày càng thích hợp hơn theo dòng chảy của cuộc họp.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Dô, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quốc Oai Nguyễn Văn Nam đánh giá, sự kết hợp giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và của cộng đồng dân cư luôn rất quan trọng và chỉ có cách đó mới hiệu quả. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các nghệ nhân và thế hệ trẻ học hát Dô để các sản phẩm này được tiếp tục trao truyền và phát triển...

Hát Dô -0
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quốc Oai Nguyễn Văn Nam

Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.