Giáo viên hãy tận dụng sức mạnh của ChatGPT để giảm tải công việc

Bản thân giáo viên hãy tận dụng sức mạnh của ChatGPT để giảm tải các công việc văn bản hành chính ít quan trọng và mang tính lặp lại.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Thành Nam, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) về việc sử dụng công nghệ ChatGPT. 

ChatGPT không thể thay thế những phẩm chất của người giáo viên

-Thưa PGS.TS Trần Thành Nam,công nghệChatGPT hiện nay làm nhiều người đang lo lắng chúng sẽ làm cho vai trò của thầy cô trở nên thừa thãi, là chuyên gia giáo dục ý kiến của ông thế nào?

PGS.TS Trần Thành Nam: Chúng ta cũng thấy rằng ChatGPT hiện tại chưa thể làm được một số việc như nó không thể viết bài luận tự phản ánh về thay đổi trong nhận thức của một cá nhân (Ví dụ như những kiến thức em đã học từ tuần trước đã làm thay đổi cách nhìn của em về một nhân vật, một sự kiện như thế nào).

ChatGPT cũng không thể đưa ra các dự đoán về các sự kiện trong tương lai. Chúng cũng không có khả năng tổng hợp những thông điệp cốt lõi từ một bài báo hay kết nối thông tin từ nội dung giảng dạy trên lớp với hình ảnh trực quan như giáo viên đứng lớp.

ChatGPT cũng đã trả lời câu hỏi này bằng cách nhấn mạnh AI chỉ là một công cụ giúp thày cô và học sinh hoạt động hiệu quả hơn. Bản thân thầy cô giáo dục thế hệ học trò bằng chính nhân cách của mình.

Những giáo viên giỏi không phải là những giáo viên trả lời được mọi câu hỏi của học sinh hay luyện ra được những học sinh trả lời được mọi câu hỏi.

Người thầy xuất sắc phải là người ảnh hưởng đến những thay đổi bước ngoặt, tác động lâu dài đến cuộc sống thậm chí giúp thay đổi thân phận cho học sinh. Biến những học sinh chệch hướng, không có động cơ học tập trở thành những người học có khao khát khẳng định bản thân để cống hiến cho xã hội và những giá trị tích cực của cuộc sống. Ở khía cạnh này không thể có một AI nào làm được.

Nói cụ thể trong tiến trình học tập ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Các hoạt động học tập thường phải đi theo quy luật của nhận thức. Đầu tiên giáo viên phải tổ chức một hoạt động gây chú ý và tạo hứng thú cho học sinh về một chủ đề kiến thức mới. Sau khi học sinh hứng thú và tò mò, thì giáo viên sẽ phải giúp các em hình thành các câu hỏi thông minh ví dụ như nó là gì? Em cần làm gì? Tại sao phải làm như vậy? Em sẽ làm nó như thế nào?...

Tiếp đến, học sinh sẽ tham gia các hoạt động để trả lời những câu hỏi này và rút ra những kiến thức quy luật chung. Cuối cùng, giáo viên tổ chức các hoạt động trên lớp và giao nhiệm vụ về nhà để học sinh ứng dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Giáo viên hãy sử dụng ChatGPT để giảm tải công việc -0
PGS.TS Trần Thành Nam, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)

-Với quy trình dạy học như vậy, ChatGPT không thể làm được việc tạo hứng thú, truyền cảm hứng học tập. Nó cũng hạn chế trong việc gợi ý cho học sinh đi đến những câu hỏi thông minh phải không thưa ông?

PGS.TS Trần Thành Nam: Đúng! ChatGPT cũng không tổ chức được hoạt động để cho học sinh thử sai, không thể thiết kế những hoạt động giúp học sinh ứng dụng tri thức đã học vào thực tiễn, nó không phân tích được tại sao trong bối cảnh văn hóa này thì tri thức đó phù hợp, trong bối cảnh văn hóa khác thì tri thức lại không phù hợp ngoài việc đưa ra những kết luận chung về kiến thức.

ChatGPT sẽ không thể thay thế những phẩm chất của người giáo viên như trí tuệ cảm xúc, sự đồng cảm, năng lực truyền cảm hứng, khả năng ra quyết định có đạo đức – những phẩm chất rất quan trọng để dạy người và giúp học trò trở thành những nhân cách xuất sắc.

ChatGPT sẽ không thay thế được giáo viên hiện đại, những giáo viên dạy học theo cách tiếp dựa trên năng lực. Dạy học bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích sự tư duy sáng tạo. Coi trọng tư duy phản biện trong quá trình kiểm tra đánh giá hơn là trí nhớ.

ChatGPT cũng hoàn toàn không thể tạo được cảm hứng học tập. Nó chỉ chỉ ra được các bước đi, các kết quả nhưng không thể hướng dẫn người học được cái quan trọng là những nhà khoa học đi trước đã tư duy như thế nào để giải quyết từng bước và đi đến kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, với giáo viên nếu vẫn tiếp cận dạy học theo kiểu truyền thống, dạy theo tiếp cận nội dung. Giáo viên trên lớp chủ yếu dành thời gian để kể về các sự kiện, cung cấp thông tin đơn thuần. Giáo viên vẫn tiến hành kiểm tra với các tiêu chí đánh giá dựa trên trí nhớ, liệt kê sự kiện, phân biệt đáp án đúng sai để tính điểm hơn thì ChatGPT rồi sẽ thay thế những giáo viên này.

Nhìn lại hành trình phát triển của siêu chatbot ChatGPT
Những kiến thức về văn học có thể bị thiên lệch vì thuật toán phải tạo ra câu trả lời của AI

Kiến thức từ ChatGPT có thể bị thiên lệch

-ChatGPT có thể giúp đỡ thầy cô như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Thành Nam: ChatGPT có thể giúp giáo viên, soạn giáo án, soạn đề cương môn học, viết chính sách cho việc sử dụng AI trong lớp học, biên soạn mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh trong bối cảnh có sử dụng AI; biên soạn câu hỏi kiểm tra, viết kịch bản cho 1video bài giảng hoặc 1 podcast; thiết kế tiêu chí đánh giá một video bài tập, biên soạn hướng dẫn học tập cho học sinh, viết email cá nhân hóa cho học sinh...

Cụ thể, ChatGPT có thể giúp giáo viên phổ thông viết giáo án, nội quy lớp học, báo cáo tiến độ học tập của học sinh, câu hỏi và trắc nghiệm để kiểm tra học sinh. Tiêu chí chấm điểm các bài luận, ghi chú cho cuộc họp giữa giáo viên và phụ huynh,

Bên cạnh đó, còn cung cấp các danh mục các tài nguyên và tài liệu học tập cho học sinh; hướng dẫn chiến lược học tập cho học sinh; các thông điệp cần suy ngẫm; mục tiêu học tập; phiếu lấy ý kiến học sinh; kế hoạch quản lý hành vi lớp học.

ChatGPT thiết kế hoạt động học hợp tác, hướng dẫn đọc hiểu và phiếu đánh giá đọc hiểu Kịch bản thuyết trình; gửi Thư thông tin cho phụ huynh; soạn giáo án và hướng dẫn cho giáo viên dạy thay.

Đối với giảng viên đại học, ChatGPT có thể giúp giảng viên  biên soạn Đề cương môn học Slide bài giảng với ghi chú cho từng slide; công cụ kiểm tra đánh giá; phiếu khảo sát sinh viên và đề xuất các nghiên cứu, dàn ý báo cáo thuyết trình hội nghị, viết bài báo khoa học.

ChatGPT thực hiện được thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học Luận văn, luận án; danh mục tài liệu tham khảo cho sinh viên; các hoạt động và dự án nghiên cứu trong lớp học cho sinh viên; tiêu chí đánh giá dự án nghiên cứu của sinh viên; nội dung khóa học online; đề cương ôn tập, mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần. Ngoài ra, ChatGPT thực hiện báo cáo tiến độ người học; phát triển chương trình và đề cương chi tiết học phần Hướng dẫn học tập…

-Liệu những kiến thức mà ChatGPT trả lời có độ tin cậy không ?

PGS.TS Trần Thành Nam: Với những gì ta hiểu về cách học của ChatGPT, kiến thức được đưa ra chưa chắc đã có độ tin cậy như người thầy thực sự. Những kiến thức về lịch sử, địa lý có thể bị tam sao thất bản.

Những kiến thức về văn học có thể bị thiên lệch vì thuật toán phải tạo ra câu trả lời của AI. Nó nằm trong chữ G – generative (tạo sinh); P – pretraining (huấn luyện trước) và T-transformer (chuyển đổi). Nó tạo ra câu trả lời bằng cách dự đoán việc đưa ra từ tiếp có khả năng nhất là gì chứ không phải sự thật là gì. Cũng vì thế nó không thể trích nguồn (lấy thông tin từ đâu). Và vì vậy, nó vẫn sẽ cần sự xác nhận của người thầy.

Có lẽ bản thân chính OpenAI cũng ý thức được việc này nên trong Điều khoản sử dụng cũng đã nêu rõ bạn phải từ 18 tuổi trở lên mới có thể xác nhận các điều khoản hợp đồng với OpenAI để sử dụng dịch vụ ChatGPT.

Về lợi ích của ChatGPT là không thể phủ nhận như trải nghiệm học tập cá nhân hóa vì nó tạo ra các loại tài liệu học tập tùy chỉnh dựa trên nhu cầu và sở thích cá nhân của học sinh. Giúp học sinh học theo nhịp của mình. Trở thành gia sư số, dạy kèm thông minh. Đặc biệt, giúp giáo viên chấm điểm và phản hồi cá nhân hóa. Giúp giáo viên soạn tài liệu giáo dục theo ý tưởng.

Mặc dù, ChatGPT có thể cung cấp câu trả lời nhanh chóng và dễ dàng cho các câu hỏi, nhưng nó không xây dựng các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, vốn là những điều cần thiết cho sự thành công trong học tập và cuộc sống vì ChatGPT sử dụng thông tin không chính xác, ngôn ngữ phản cảm.

ChatGPT không thể viết một bài tự suy nghĩ (ví dụ: “mô tả nội dung chúng ta học trên lớp tuần trước đã thay đổi suy nghĩ của bạn về vai trò của bạn với tư cách là một giáo viên hiện tại/tương lai như thế nào”). Không thể tích hợp được thông tin âm thanh, hình ảnh và văn bản để tích hợp và tư duy như khi chúng ta làm việc trực tiếp.

ChatGPT không thể đưa ra dự đoán về các sự kiện trong tương lai hay tổng hợp báo, tin bài trên internet (Ví dụ hỏi hôm nay có gì hot).

ChatGPT không thể lý luận đạo đức. Con người có khả năng đưa ra những đánh giá về đạo đức và luân lý, trong khi AI chỉ có thể tuân theo các quy tắc và hướng dẫn mà nó đã đưa ra. AI không có lập trường và sẽ trả lời những câu hỏi có hại, phân biệt chủng tộc, phi đạo đức.

Giáo viên hãy sử dụng ChatGPT để giảm tải công việc -0
Công nghệ về AI ngày càng thông minh

Trao đổi thẳng thắn với học sinh về tính liêm chính trong học thuật

-Vậy, các thầy cô chúng ta cần làm gì với công nghệ ChatGPT?

PGS.TS Trần Thành Nam: Các ứng dụng AI sẽ còn thông minh hơn nữa, và các công cụ như ChatGPT sẽ trở thành một món đồ chơi công nghệ hấp dẫn và độc đáo của mọi người, đó là xu thế không thể đảo ngược.

Vì vậy, thay vì hoang mang và tìm cách cấm sử dụng công nghệ này trong lớp học của mình, hay trở lại với các bài luận viết tay và kiểm tra vấn đáp thì đầu tiên hãy coi nó cũng như việc chúng ta cho phép học sinh sử dụng máy tính cầm tay trong khi học toán hoặc sử dụng google để tìm thông tin cho các bài luận.

Trên thực tế, để giải quyết những nỗi lo lắng này giáo viên có thể suy nghĩ về việc trao đổi thắng thắn với học sinh về vấn đề liêm chính trong học thuật.

Các thầy cô xem lại cách chấm điểm (Chỉ sử dụng AI là không qua môn). Củng cố động cơ học tập đúng đắn như học để trở thành con người hạng nhất chứ không phải robot hạng 2.

Hãy nói với sinh viên của bạn tại sao chúng ta phải học viết và nghiên cứu trong khi ChatGPT có thể làm điều này. Lý do vì đó là cách để chúng ta vượt qua AI hoặc bạn sẽ biến mình thành nô lệ của chúng và AI sẽ cướp hết các công việc trong tương lai của bạn.

Giáo viên có thể điều chỉnh lại các chính sách trong quá trình học tập trong đó nêu rõ cho phép sử dụng AI nhưng chỉ sử dụng AI như một bản nháp đầu tiên để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không có sự đầu tư thích đáng thì không thể qua môn. Thống nhất với người học về các nội dung sử dụng AI phải được trích dẫn một cách trung thực.

Giáo viên cũng có thể thiết kế lại các hoạt động đánh giá của mình và các tiêu chí tập trung hơn vào những hoạt động tư duy bậc cao, cách giải quyết vấn đề sáng tạo, các dự án học tập, bài thu hoạch phản ánh sự thay đổi nhận thức cá nhân và các nhiệm vụ mà ChatGPT hay các công cụ AI khác không thể hoàn thành.

Một trong những lý do khiến học sinh gian lận chính là chủ nghĩa thành tích, học vì điểm số và điểm kém có nghĩa là thất bại. Nhưng trên thực tế, chúng ta thường học được nhiều điều từ thất bại hơn là thành công.

Chính ChatGPT cũng đang hàng ngày học từ những thất bại (câu trả lời lỗi của mình) để hoàn thiện hơn. Vì thế, đừng đánh giá thất bại của học sinh như một kết quả cuối cùng. Hãy khuyến khích học sinh chấp nhận rủi ro, thất bại và học hỏi từ chính thất bại của mình.

Giáo viên cũng có thể giao các nhiệm vụ tìm hiểu ứng dụng ChatGPT cho học sinh. Giúp học sinh hiểu được những điều khoản, những nguy cơ và hạn chế về thiên lệch kiến thức. Có thể giao nhiệm vụ cho học sinh bậc trung học phân tích và chấm điểm cho chính văn bản mà ChatGPT tạo ra, xác định xem điều gì là hữu ích nhất cho việc học của họ và những gì có thể là thông tin nghi ngờ.

Giáo viên cũng có thể biến ChatGPT thành gia sư số bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh yêu cầu ChatGPT giải thích một khái niệm cho một học sinh tiểu học, một sinh viên đại học và một chuyên gia rồi phân tích sự khác biệt trong cách ChatGPT sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn giải khái niệm. Hoặc có thể giao nhiệm vụ tìm kiếm trên internet xem nguồn gốc các văn bản đã được ChatGPT sử dụng để tạo ra phản hồi xem nó có độ tin cậy hay không.

Bản thân giáo viên hãy tận dụng sức mạnh của ChatGPT để giảm tải các công việc văn bản hành chính ít quan trọng và mang tính lặp lại. Hãy thử trải nghiệm sử dụng ChatGPT để soạn các bản nháp đầu tiên cho đề cương học phần, viết chính sách, nội quy cho một khóa học, dự thảo mục tiêu học tập, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, hay soạn các biểu mẫu đánh giá… trước khi thầy cô hoàn thiện.

ChatGPT cũng có thể hỗ trợ các thầy cô trong công tác giáo viên chủ nhiệm bằng cách khởi thảo những bản nháp email cá nhân hóa về từng học trò, tư vấn chung về chiến lược học tập hay vấn đề tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, hay hướng dẫn vệ sinh sức khỏe tinh thần.

Hiểu đúng, sử dụng đúng, ChatGPT sẽ là người cộng sự rất tốt của các giáo viên, giúp giảm tải áp lực công việc của người thầy, hỗ trợ sự sáng tạo và tư duy của người thầy, giúp gia tăng hiệu quả của công tác giáo dục.

-Xin trân trọng cảm ơn ông!

Những lưu ý khi sử dụng công nghệ ChatGPT!

OpenAI (công ty thiết kế ChatGPT) thu thập rất nhiều dữ liệu từ người dùng ChatGPT. Do đó, Chính sách quyền riêng tư nêu rõ rằng dữ liệu này có thể được chia sẻ với các nhà cung cấp bên thứ ba, cơ quan thực thi pháp luật, chi nhánh và những người dùng khác.

Trẻ em dưới 13 tuổi không nên sử dụng công cụ này (việc thu thập dữ liệu từ trẻ em dưới 13 tuổi vi phạm Quy tắc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng của Hoa Kỳ - COPPA ).

 Điều khoản sử dụng (Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối) quy định rằng “bạn phải từ 18 tuổi trở lên và có thể lập hợp đồng ràng buộc với OpenAI để sử dụng Dịch vụ” ( OpenAI, 2022, đoạn 2 ). Điều này có nghĩa là không nên yêu cầu học sinh dưới 18 tuổi đăng ký sử dụng công cụ này .

Mặc dù bạn có thể yêu cầu xóa tài khoản ChatGPT của mình nhưng không thể xóa lời nhắc mà bạn nhập vào ChatGPT. Nếu bạn hoặc học sinh của bạn hỏi ChatGPT về các chủ đề nhạy cảm hoặc gây tranh cãi thì không thể xóa dữ liệu này.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.