Sai phạm nghiêm trọng liên quan 28ha đất ven biển tại TP Vũng Tàu:

Bài 2: Chuyển nhượng tài sản trái phép, thất thoát ngân sách tại 28ha đất ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu

Các doanh nghiệp sử dụng 28ha đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu đã chuyển nhượng tài sản trái phép, doanh nghiệp thứ phát trục lợi, lọt khoản nợ ngân sách hơn 16 tỷ đồng khi cổ phần hóa.

Mất khoản nợ ngân sách hơn 16 tỷ đồng khi cổ phần hóa

28ha đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu bị “xài chùa” suốt 26 năm
28ha đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu bị sử dụng gây thất thoát, lãng phí suốt 26 năm.

Tại Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 6/12/1997 được ký kết giữa Công ty đầu tư xây lắp (ĐTXL) Bà Rịa - Vũng Tàu với Sở Địa chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã quy định rõ công ty có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất tại bãi tắm Thùy Vân, mỗi năm gần 1,7 tỷ đồng, bắt đầu tính từ ngày 30/11/1996.

Tuy nhiên, tại thời điểm lập thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp đối với Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu đã có căn cứ xác định được số tiền thuê đất công ty này đang nợ ngân sách hơn 16,4 tỷ đồng (giai đoạn từ 30/11/1996 - 31/12/2005). Thế nhưng, số tiền nợ ngân sách này không được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu là thực hiện không đúng quy định về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định trách nhiệm này thuộc về Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, việc này còn thuộc trách nhiệm của Chi cục Thuế TP Vũng Tàu khi kiểm tra quyết toán thuế trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, đã không rà soát, kiểm tra khoản nợ tiền thuê đất tại bãi tắm Thùy Vân đối với Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, do ông Hà Văn Rao, nguyên Giám đốc Sở Tài chính, làm Chủ tịch hội đồng và thành viên là đại diện các sở, ngành, Công ty CP kiểm toán và tư vấn (A&C) đã không thẩm định kỹ khoản nợ tiền thuê đất nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

Chuyển nhượng tài sản trái phép

28ha đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu bị “xài chùa” suốt 26 năm
Nhiều doanh nghiệp thứ phát kinh doanh trên khu đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu.

Ngày 2/8/2012, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu (lúc này đã cổ phần hóa từ Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, vốn Nhà nước 0 đồng) ký Hợp đồng cho Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuê cơ sở vật chất, hạ tầng tại Khu du lịch Nghinh Phong, thời gian thuê 5 năm. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thuê 157 ngày. Trước khi cho thuê và thuê tài sản, cơ sở hạ tầng tại đây, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu và Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không xin ý kiến UBND tỉnh.

Ngày 23/1/2013, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu, Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP du lịch Nghinh Phong ký kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cơ sở vật chất tại Khu du lịch Nghinh Phong, tổng trị giá 27,5 tỷ đồng.

Trước đó, theo biên bản thỏa thuận ngày 5/11/2012, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu có trách nhiệm góp vốn 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 33,33% và Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm góp vốn 18 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60% để thành lập Công ty CP du lịch Nghinh Phong. Tuy nhiên trên thực tế, vốn hoạt động của Công ty CP du lịch Nghinh Phong chủ yếu là do Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp với tỷ lệ 94,91%, Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu không góp vốn như thỏa thuận.

Tại biên bản làm việc với đoàn thanh tra ngày 18/9/2017, đại diện Công ty CP bất động sản và đầu tư VRC (trước đó là Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu) cho biết mục đích công ty là bán tài sản tại Khu du lịch Nghinh Phong, không góp vốn thành lập Công ty CP du lịch Nghinh Phong.

Riêng đối với diện tích hơn 3,2 ha đất tại Khu du lịch Nghinh Phong, ban đầu do Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu đứng tên hợp đồng thuê đất (Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 6/12/1997) nên Công ty CP du lịch Nghinh Phong không có quyền sử dụng đất, không được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng ý cho nhận chuyển nhượng quyền thuê đất, mà chỉ được phép thuê hạ tầng tại Khu du lịch Nghinh Phong. Thế nhưng, Công ty CP du lịch Nghinh Phong nhận chuyển nhượng tài sản, cơ sở vật chất và đầu tư nhiều hạng mục công trình trên khu đất này (32 hạng mục với tổng vốn đầu tư khoảng 25 tỷ đồng). Toàn bộ các công trình, hạng mục do Công ty CP du lịch Nghinh Phong đầu tư thêm là xây dựng trái phép, không phép.

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định việc Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký hợp đồng thuê cơ sở vật chất hạ tầng nêu trên của Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu tại Khu du lịch Nghinh Phong, sau đó chuyển hình thức từ hợp đồng thuê tài sản, cơ sở vật chất thành hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cơ sở vật chất để thành lập Công ty CP du lịch Nghinh Phong; trong khi đó chủ trương của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là không cho phép chuyển nhượng quyền thuê đất cho Công ty CP du lịch Nghinh Phong, mà chỉ được cho thuê hạ tầng trên đất tại Khu du lịch Nghinh Phong.

Doanh nghiệp thứ phát trục lợi

Thất thoát ngân sách, trục lợi tại 28ha đất vàng ven biển đẹp nhất TP Vũng Tàu -0
Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch trên khu đất vàng suốt nhiều năm nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Theo Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù UBND tỉnh quy định các doanh nghiệp thứ phát không được cho thuê lại mặt bằng, nhưng qua thanh tra cho thấy Công ty OSC VN, Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu… đã cho nhiều tổ chức thuê lại mặt bằng kinh doanh.

Cụ thể, Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho Công ty CP Lạc Việt thuê mặt bằng diện tích gần 6.000 m2, từ ngày 29/2/2009 – 30/6/2017 thu về số tiền hơn 4,1 tỷ đồng và tiền thuê đất hơn 1,1 tỷ đồng. Công ty này còn cho các cá nhân thuê mặt bằng bán đồ lưu niệm, đồ tắm tại Khu du lịch Biển Đông, tổng doanh thu từ năm 2012 - 2017 là hơn 1,9 tỷ đồng… Công ty CP du lịch Nghinh Phong thì cho các cá nhân thuê mặt bằng tại Khu du lịch Nghinh Phong, gồm: massage, vũ trường, bán hải sản, cà phê và đồ lưu niệm, đồ tắm, giữ xe... thời gian khoảng 4,5 năm (từ năm 2013 - 2017), tổng doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng hơn 4,3 tỷ đồng.

Từ khi nhận bàn giao mặt bằng của OSC VN vào ngày 5/1/2015, Công ty TNHH Janhold - OSC có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Hưng Phú, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Hoàng Nhân để cùng kinh doanh khu vực bãi tắm Thùy Vân, nhưng thực tế đây là các hợp đồng cho các tổ chức thuê mặt bằng. Từ năm 2006 - 2015, OSC VN còn cho các cá nhân, tổ chức thuê toàn bộ mặt bằng tại khu bãi biển khách sạn Tháng Mười B (hiện nay là khu bãi biển New Wave) với diện tích đất hơn 7.600 m2, thu về hơn 8 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty CP du lịch Nghinh Phong, Công ty CP khách sạn du lịch Tháng Mười và Công ty TNHH Janhold - OSC là các đơn vị liên kết, chuyển nhượng tài sản, cổ phần hóa từ các doanh nghiệp thứ phát nhưng đã sử dụng đất, mặt bằng tại bãi tắm Thùy Vân và đã cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại hạ tầng, mặt bằng kinh doanh dịch vụ để thu tiền.

Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định, một số doanh nghiệp thứ phát mặc dù đã hạch toán số tiền cho thuê đất (cho thuê lại) vào chi phí hoạt động kinh doanh hằng năm của đơn vị, nhưng trên thực tế lại không nộp tiền thuê đất cho ngân sách Nhà nước. Tính từ năm 2006 - 2017, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định tiền thuê đất mà các DN phải nộp lên đến hơn 326 tỷ đồng.

* Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng

Sau 4 năm khởi công gói thầu xây lắp 2 của Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu (phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức), Công ty Cổ phần Xây dựng Nghĩa Phước mới thi công đạt 2% giá trị hợp đồng rồi ngưng thi công. Đường Lò Lu hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm ổ gà, ổ voi...

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại
Kiểm tra - Giám sát

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại

Dự án thi công xây dựng đường, cầu Vàm Tư và dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư được thanh tra phát hiện có nhiều thiếu sót, tồn tại.

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?

Lãnh đạo Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An khẳng định tất cả các địa điểm trong lịch trình đều là “điểm học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số”. Việc học được bắt đầu từ sân bay nhập cảnh nước bạn đến sân bay về nước.

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?

Trong vòng 1 năm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã phê duyệt 5 gói thầu tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ tại nhiều nước trên thế giới, tổng trị giá gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, lịch trình nhiều chuyến đi chỉ là tham quan du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới, thực tế không có hoạt động học tập nào.

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng
Phòng chống tham nhũng

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng

Trong 3 tháng cuối năm 2023, Công ty TNHH Kinh Bố trúng liên tiếp 15 gói thầu, trị giá hơn 162 tỷ đồng tại một số công ty điện lực khu vực phía Nam, có gói thầu trị giá hơn 14 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 16.000 đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm

Thanh tra Quận 7 xác định, UBND phường Tân Phú bố trí công chức tư pháp – hộ tịch phụ trách tham mưu công tác quản lý xây dựng, sửa chữa nhà là không đúng nhiệm vụ; bên cạnh đó, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng kéo dài nhưng chưa xử lý dứt điểm.

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2

Hiện các đơn vị liên quan tại TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện việc chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 liên quan đến Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) theo ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”
Kiểm tra - Giám sát

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”

Công ty Kanglongda International Holdings Limitted (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) đầu tư dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã liên tiếp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều khiến dư luận bức xúc là trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng ở đâu. Trong khi đó, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh bày tỏ quan điểm cho rằng cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý không thể lách luật bằng “điệp khúc” phạt cho tồn tại”.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?
Kiểm tra - Giám sát

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?

3 dự án bãi container tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ đang vướng hàng loạt vi phạm về đất đai như chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, bàn giao đất thực địa “trên giấy”, hết hạn gia hạn sử dụng đất…, hiện khu vực này vẫn là "rừng đước, vuông tôm".

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước
Kiểm tra - Giám sát

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước

Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC).