Giải pháp 5G Private Viettel: Bước ngoặt mới cho ngành Công nghiệp Ấn Độ

Ngày 18.12, tại Bangalore (Ấn Độ), Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Công ty QuadGen Wireless Solutions Pvt Ltd. (QuadGen) đã tổ chức sự kiện Chuyển giao Hệ thống 5G Private do Viettel nghiên cứu, chế tạo, cung cấp cho QuadGen, chỉ sau 5 tháng ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tại thị trường Ấn Độ.

Được triển khai từ tháng 7.2023, đội ngũ kỹ sư của Viettel đã trực tiếp có mặt tại Ấn Độ để thực hiện lắp đặt, triển khai, vận hành thử nghiệm. Quá trình đào tạo, chuyển giao cho các kỹ sư của QuadGen diễn ra trong vòng hơn 1 tháng. Hiện hệ thống 5G Private (5GP) đã đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Viettel đã cùng Quadgen ra mắt hệ thống 5GP với các sản phẩm thiết bị đầy đủ cả 3 phân lớp mạng là mạng truy nhập vô tuyến (trạm gốc Macro, Micro, AIO), mạng truyền dẫn 100G, mạng lõi 5GC. Hệ thống của Viettel cho phép cung cấp dịch vụ mạng riêng với 2 dịch vụ chính là dữ liệu tốc độ cao (eMBB) và dịch vụ thoại chất lượng cao (VoNR), làm nền tảng kết nối cho các ứng dụng cho nhà máy thông minh, đô thị thông minh, y tế, giáo dục, an ninh...

Giải pháp 5G Private Viettel: Bước ngoặt mới cho ngành Công nghiệp Ấn Độ -0
Giải pháp 5G Private của Viettel là bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp Ấn Độ. Ảnh: VT

Theo đánh giá của Chính Phủ Ấn Độ, dự kiến đến 2026, thuê bao 5G Ấn Độ có thể đạt 350 triệu thuê bao. Tại thị trường viễn thông lớn thứ hai thế giới này, hiện chưa có một đơn vị nội địa nào có khả năng cung cấp thiết bị viễn thông đáp ứng được đầy đủ các phân lớp mạng hoàn chỉnh. Đây cũng là một đề bài khó đối với phần đông các nhà cung cấp lớn khác trên thế giới. Các doanh nghiệp thường tập trung vào một số phân lớp như trạm gốc hay mạng lõi và phải có sự kết hợp của nhiều vendors mới có thể hoàn thành được một mạng 5GP. Là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel High Tech có khả năng cung cấp giải pháp 5G hoàn chỉnh, với kinh nghiệm và năng lực triển khai các dự án viễn thông lớn.

Giải pháp 5G Private Viettel: Bước ngoặt mới cho ngành Công nghiệp Ấn Độ -0
Ba doanh nghiệp hướng tới nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp toàn diện, vượt tiêu chuẩn ngành cho các đối tác toàn cầu. Ảmh: VT

“Mục tiêu của Quadgen là tìm kiếm đối tác chiến lược để sản xuất và cung cấp thiết bị 5G cho thị trường Ấn Độ, bởi Chính phủ luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước. Mạng riêng 5G sẽ được triển khai quy mô lớn trong nhiều ngành công nghiệp. Chúng tôi hiện có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ có nhu cầu triển khai mạng 5GP và chúng tôi đã tìm kiếm rất lâu để biết rõ về Viettel”, Dr. C.S. Rao, Chủ tịch & Đồng sáng lập của QuadGen cho biết.

Giải pháp 5G Private Viettel: Bước ngoặt mới cho ngành Công nghiệp Ấn Độ -0
5G Private của Viettel High Tech tại Ấn Độ đã đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Ảnh: VT

Ông C.S. Rao nhận định: “Điểm khác biệt lớn của Viettel khi cạnh tranh là khả năng dễ dàng tuỳ biến. Nhân sự của Quadgen được làm việc trực tiếp với đội ngũ phát triển sản phẩm Viettel và đưa ra các yêu cầu. Quá trình đào tạo, chuyển giao được thực hiện mọi lúc mọi nơi (onjob training, onsite, remote), giúp chúng tôi dễ dàng nắm bắt và vận hành sản phẩm. Vì vậy, sau hợp đồng này, chỉ với 5 tháng các bạn đã đưa đến một giải pháp toàn diện. Điều đó đã thuyết phục chúng tôi sẽ cùng Viettel hợp tác lâu dài, nhằm mang đến sự xuất sắc và đổi mới cho khách hàng tại Ấn Độ và các quốc gia lân cận”.

Tổng Giám đốc Viettel High Tech Nguyễn Vũ Hà cho biết: “Thị trường Ấn Độ có những yêu cầu khá đặc thù đối với sản phẩm thiết bị viễn thông. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn vì lợi thế của chúng tôi chính là đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của khách hàng, dựa trên khả năng làm chủ hệ thống của mình. Từ mạng 5GP, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tư vấn triển khai mạng 5G công cộng cho các doanh nghiệp viễn thông tại Ấn Độ”.

Giải pháp 5G Private Viettel: Bước ngoặt mới cho ngành Công nghiệp Ấn Độ -0
Kỹ sư Viettel High Tech hướng dẫn triển khai hệ thống tại trụ sở QuadGen. Ảnh: VT

Đồng thời tại sự kiện, Công ty Ai20X (Mỹ), QuadGen (Ấn Độ) và Viettel High Tech (Việt Nam) đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng trong lĩnh vực 5G tại Ấn Độ. Các bên cùng tin tưởng sự hợp tác này sẽ là bước ngoặt quan trọng, giúp tận dụng lợi thế của ba công ty hàng đầu trong ngành để nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực mạng 5G, thúc đẩy tăng trưởng cho các bên.

Về chuyên môn, QuadGen và Viettel High Tech là những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Ấn Độ và Việt Nam. Ai20X thiết lập một hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu với các sản phẩm khác biệt. Ba doanh nghiệp đặt mục tiêu nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp toàn diện vượt qua các tiêu chuẩn của ngành tới các đối tác toàn cầu.

QuadGen Wireless là công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật hạ tầng mạng lưới viễn thông từ thiết kế tối ưu, triển khai, tích hợp đến vận hành khai thác tổng thể với tập khách hàng là những nhà mạng hàng đầu tại Mỹ (AT&T, Verizon, T-Mobile, Dish wireless), Ấn Độ (Airtel, Jio, BSNL), Trung Đông (Omantel). Với mạng lưới khách hàng và kinh nghiệm 15 năm triển khai, vận hành hệ thống đến từ nhiều Vendor, Quadgen Wireless tự tin sẽ thành công khi được ủy quyền phân phối thiết bị và dịch vụ của Viettel High Tech tại các thị trường mà QuadGen đang hoạt động.

Viettel High Tech là doanh nghiệp R&D trụ cột của Tập đoàn Viettel, chuyên về các lĩnh vực viễn thông, quốc phòng và lưỡng dụng. Viettel High Tech làm chủ toàn trình từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và kinh doanh các giải pháp công nghệ tiên tiến. Viettel High Tech khẳng định khả năng của một công ty công nghệ hiện đại, giàu trí tuệ với thương hiệu được công nhận trên toàn cầu.

Ai20X là công ty xây dựng hệ sinh thái để đưa các sáng tạo đến thị trường toàn cầu. Ai20X hợp tác với các đối tác khu vực và địa phương để xác định chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển các giải pháp tùy chỉnh và đưa các giải pháp này lên vị trí dẫn đầu cho các thị trường cụ thể. Với trụ sở tại Hoa Kỳ, do người Việt Nam sáng lập, Ai20X hoạt động hiệu quả các khu vực Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương.

Công nghệ

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.