Petrovietnam

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.

Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí tối ưu hoạt động

Cung cấp thông tin tổng quan về công trình số (Digital Factory) trong ngành năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng, Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Petrovietnam cho biết, Digital Factory là mô hình tổ chức, biểu diễn số hóa toàn diện công trình vật lý, bao gồm toàn bộ cấu trúc, thiết bị, quy trình, nhân sự và dữ liệu. Đây là là công cụ hỗ trợ ra quyết định thông minh, có khả năng mô phỏng nhiều kịch bản trước khi vận hành thực tế.

Digital Factory không thể thiếu internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), bản sao số (Digital Twin) và tự động hóa. Tất cả những thành phần này hoạt động đồng bộ nhằm tăng mức độ an toàn, giảm chi phí, nâng cao năng suất, giảm tác động môi trường, giảm sự cố, tăng thời gian vận hành thiết bị; đồng thời hỗ trợ giám sát, điều hành, điểu khiển từ xa và bảo trì dự đoán.

3-5384.jpg
Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.

Theo dự báo, các xu hướng mới như kết nối, cá nhân hóa và bảo mật sẽ thay đổi sâu sắc cách ngành dầu khí, năng lượng hoạt động. Trong xu hướng mới, doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược, đầu tư công nghệ, triển khai công trình số, xây dựng lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, đào tạo nhân sự làm chủ công nghệ và tạo văn hóa đổi mới liên tục.

Digital Factory đã và đang trở thành xu hướng giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tối ưu hoạt động của các tập đoàn dầu khí, năng lượng trên thế giới. Digital Factory mang đến sự chuyển biến mạnh mẽ cho Petronas (Malaysia). Từ năm 2018, Petronas đã khởi động chiến lược số hóa toàn diện, tích hợp công nghệ số vào toàn bộ chuỗi giá trị, thông qua việc thành lập Trung tâm điều hành số toàn Tập đoàn - EOC (Enterprise Operating Centre). Petronas ứng dụng cảm biến IoT và AI để dự đoán hỏng hóc thiết bị, giúp giảm 85% thời gian dừng máy, tăng độ tin cậy thiết bị lên trên 95% và tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm.

Các chuyên gia tư vấn đến từ McKinsey, AWS trao đổi tại Hội thảo.

Các chuyên gia tư vấn đến từ McKinsey, AWS trao đổi tại Hội thảo.

Tương tự Petronas, Pertamina (Indonesia) cũng đã xây dựng lộ trình chuyển đổi số theo định hướng dài hạn, từng bước số hóa toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng từ năm 2019 bằng việc khởi động chương trình Pertamina Digital Transformation; đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn năng lượng số (Digital Energy Company) đến năm 2030 và thành lập đơn vị chuyên trách "Pertamina Digital Center of Excellence".

Tại PTT (Thái Lan), Tập đoàn này đã phát động chương trình "PTT Digital Transformation Master Plan" từ năm 2020. PTT cũng ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên AI giúp giảm 70% số lượng sự cố nghiêm trọng trong 3 năm; tự động hóa các quy trình hành chính, kỹ thuật, giảm thời gian xử lý 50 - 80%.

Xây dựng "Chương trình Công trình số Petrovietnam 2025 - 2035"

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn đề xuất, Petrovietnam cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể, nhất quán, dài hạn và gắn chặt với chiến lược phát triển Tập đoàn. Cụ thể hóa bằng việc xây dựng "Chương trình Công trình số Petrovietnam 2025 - 2035" làm định hướng thống nhất, xác định rõ các giai đoạn từ chuẩn hóa dữ liệu đến ứng dụng AI và đổi mới sáng tạo mở.

Cùng với đó, tích hợp chuyển đổi số vào chiến lược vận hành, đầu tư, phát triển nhân sự và quản trị doanh nghiệp. Chương trình đòi hỏi sự cam kết và dẫn dắt trực tiếp từ lãnh đạo Tập đoàn; cùng với việc huy động toàn hệ thống các đơn vị thành viên, viện nghiên cứu, trường đào tạo cùng tham gia.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn lưu ý ứng dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế vào quản lý vận hành.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn lưu ý ứng dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế vào quản lý vận hành.

Các chuyên gia đến từ công ty McKinsey và AWS cũng chia sẻ thêm các kinh nghiệm thực tế, qua đó, lãnh đạo, các ban chuyên môn và các đơn vị thành viên của Petrovietnam đã có những trao đổi thảo luận về quá trình triển khai cụ thể.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đánh giá, Tập đoàn có thể ứng dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế về Digital Factory vào quản lý vận hành. Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn đề nghị toàn Tập đoàn tiếp tục có những ý kiến trao đổi với các chuyên gia để làm rõ các vấn đề, từ đó có cách ứng dụng, triển khai hiệu quả Digital Factory trong thực tế, bảo đảm hiệu quả, nâng cao năng suất, hiệu suất của các nhà máy.

Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, việc ứng dụng mô hình Digital Factory tại Petrovietnam có những thuận lợi nhất định bởi Petrovietnam đã ứng dụng, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ tại hội thảo.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ tại hội thảo.

Trong quá trình chuyển dịch, phát triển, Petrovietnam đã tập trung xây dựng chiến lược chuyển đổi số; thông qua quá trình này, đã ứng dụng công nghệ số, các nền tảng số, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và dịch chuyển mô hình kinh doanh, tạo bước phát triển mới.

Tập đoàn cũng tích cực xây dựng văn hóa số nhằm thay đổi, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động Petrovietnam trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời bày tỏ mong muốn các đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về những mặt còn thiếu, còn vướng mắc của Tập đoàn cũng như ở các đơn vị thành viên để cập nhật kịp thời, phù hợp với chiến lược phát triển của Petrovietnam.

Công nghệ

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.