Trường hợp nào thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu?

- Thứ Tư, 27/03/2024, 14:05 - Chia sẻ

Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, trường hợp nào thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu? Điều kiện giải quyết tranh chấp khi có thoả thuận trọng tài thương mại là gì? – Câu hỏi của bạn Phạm Dũng (Bắc Ninh).

Trường hợp nào thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Căn cứ theo Điều 18, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:

Thoả thuận trọng tài vô hiệu

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Theo đó, thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu khi thuộc 06 trường hợp dưới đây:

(1) Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài gồm:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

-Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

(2) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(3) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự.

(4) Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16, Luật Trọng tài thương mại 2010.

(5) Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

(6) Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Điều kiện giải quyết tranh chấp khi có thoả thuận trọng tài thương mại là gì?

Căn cứ theo Điều 5, Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Theo quy định này, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thái Yến ghi
#