Giải bài toán chênh lệch mức sinh

Mức sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng quy mô và cơ cấu dân số tại một quốc gia. Để làm tốt hơn nữa công tác dân số, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời cho công tác dân số.

Giải bài toán chênh lệch mức sinh -0
Mức sinh thay thế đang có sự chênh lệch cao giữa các vùng miền

Chênh lệch mức sinh còn khác biệt giữa các vùng miền

Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, mức sinh của nước ta đã tiệm cận mức sinh thay thế trong thập kỷ qua, nhưng có sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương và các nhóm dân số khác nhau. Hiện, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn mức sinh thay thế và cao hơn mức sinh của khu vực thành thị.

Theo kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021, TFR của Việt Nam bằng TFR trung bình của các nước Đông Nam Á. Năm 2021 so với 2020, TFR chung của cả nước và khu vực thành thị giảm nhẹ tương ứng với 0,01 con/phụ nữ và 0,27 con/phụ nữ, tuy nhiên ở khu vực nông thôn lại tăng 0,11 con/phụ nữ. TFR của khu vực thành thị là 1,64 con/phụ nữ thấp hơn con số 2,4 con/phụ nữ của khu vực nông thôn.

Kết quả Điều tra biến động dân số cũng cho thất, có 3 nhóm TFR gồm: nhóm 1 dưới mức sinh thay thế (TFR dưới 2,1 con/phụ nữ) có 22 tỉnh, thành phố; nhóm 2 bằng mức sinh thay thế đến dưới mức sinh 2,5 con/phụ nữ có 29 tỉnh, thành phố; nhóm 3 mức sinh cao (TFR từ 2,5 con/phụ nữ) có 12 tỉnh, thành phố.

Trung du và miền núi phía bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất hiện nay, trong đó Tây Nguyên là vùng có mức sinh giảm nhiều nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước và thấp hơn mức sinh thay thế. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có TFR thấp nhất cả nước (1,48 con/phụ nữ); Hà Tĩnh có TFR cao nhất cả nước (2,95 con/phụ nữ).

Năm 2022, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng tỷ suất sinh là 2,01 con. Thực tế, khu vực khó khăn hiện vẫn có mức sinh cao, có nơi rất cao, trong khi đó khu vực đô thị, kinh tế-xã hội phát triển hầu như đều có mức sinh thấp, thậm chí có nơi rất thấp. Theo các chuyên gia, điều này đã dẫn đến sự mất cân đối về dân số, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu dân số, sự phát triển kinh tế-xã hội.

Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực

Theo phương án dự báo trung bình của Liên Hợp Quốc, mức sinh toàn cầu sẽ đạt 2,2 con/phụ nữ năm 2050 và 1,9 con/phụ nữ năm 2100. Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau giữa các vùng miền, hiệu quả của công tác dân số ở các địa phương có khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này.

Việt Nam đã duy trì mức sinh thay thế hơn 15 năm qua, nhưng hiện nay đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện công tác dân số. Hiện có những địa phương đã giảm sâu mức sinh dưới mức thay thế, trong khi đó nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn ở mức cao.

Theo các nhà xã hội học, một số nguyên nhân dẫn đến biến động mức sinh của các vùng kinh tế-xã hội có thể là do di cư, văn hóa vùng miền, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các vùng. Tình trạng này đòi hỏi chính sách dân số phải thích hợp với mức sinh của từng vùng về mục tiêu và giải pháp, phải có những giải pháp phù hợp để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trong phạm vi cả nước.

Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về công tác dân số, thể hiện sự quan tâm về vấn đề điều chỉnh mức sinh, không để mức sinh tăng lên quá cao hoặc quá thấp, nhằm nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển bền vững của đất nước.

Để làm tốt hơn nữa công tác dân số, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời cho công tác dân số. Cùng với đó, tăng cường phối hợp, chia sẻ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể với ngành dân số trong triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra.

Xã hội

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh tiến hành khám các kiện hàng chứa sản phẩm thuốc lá điện tử. Ảnh: Cục QLTT Quảng Ninh
Đời sống

Cần xây dựng chính sách quản lý rõ ràng, nhất quán với thuốc lá thế hệ mới

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết, do chưa có chính sách, quy định pháp luật cụ thể về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chưa cao.

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán
Xã hội

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán

Đầu tư xây dựng thủy điện gây hư hỏng đường, làm ngập cầu treo dân sinh, bị người dân phản đối, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tài trợ kinh phí 3 tỷ đồng cho huyện để xây cầu mới. Tuy nhiên doanh nghiệp này sau đó chỉ chuyển 1 tỷ đồng rồi dừng lại, sự việc khiến chủ đầu tư là Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện liên tục bị nhà thầu “đòi nợ”. Sự việc “tréo ngoe” xảy ra ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định
Xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định

Thanh tra Sở Công thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu có tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định pháp luật.

Tổng Giám đốc BHXHVN Nguyễn Thế Mạnh thăm và tặng quà bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. (Ảnh BHXHVN)
Đời sống

BHXH Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người dân sau thiên tai

Ngay sau khi nhận được thông báo kết luận của Bộ Chính trị về giải quyết hậu quả bão số 3 (Yagi), Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo, yêu cầu cấp uỷ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế
Xã hội

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế

Triển khai Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chiến lược Cải cách Hệ thông thuế đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ngành Thuế phải đạt được mục tiêu mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế đến năm 2025 tối thiểu 90%, đến năm 2030 tối thiểu 95%.

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái
Xã hội

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái

Từ ngày 23 - 27.9, tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (CDC Yên Bái) tổ chức khóa tập huấn cập nhật kiến thức cho 30 cô đỡ thôn bản ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ ngành y tế duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn do Quỹ Thiện Tâm tài trợ".