Giấc mơ đời cha

Không chỉ nước Mỹ mới nổi tiếng với truyền thống con tiếp nối cha lên làm Tổng thống như trường hợp của John F. Kennedy hay George W. Bush. Trên thế giới, các nhà lãnh đạo ở nhiều nước lớn khác cũng đang duy trì di sản do cha họ để lại, hoặc tìm cách thoát khỏi cái bóng của cha.

Tập Trọng Huân - Cha của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bìn
 

Phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, người chắc chắn sẽ lên lãnh đạo nước này trong năm tới, không hay đề cập tới cha mình trước công chúng, thậm chí cả trong lý lịch chính thức. Trên thực tế, Tập cha là một nhà cộng sản và từng là Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Trọng Huân được coi là một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc, đảm nhiệm chức Phó thủ tướng từ năm 1959 - 1962, một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1962, khi Tập Cận Bình 9 tuổi, cha ông bị khai trừ khỏi đảng và bị tù đày 16 năm, vì đã ủng hộ việc xuất bản một cuốn sách được cho là có nội dung phỉ báng Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau một thời gian được trả tự do, Tập Trọng Huân được cải tạo vào tái gia nhập Chính phủ dưới chính quyền của Đặng Tiểu Bình, nhằm thực thi các chương trình cải cách kinh tế trong những năm 1980. 

Vì vậy, một số nhà quan sát đã nhìn vào hình mẫu người cha của Tập Cận Bình để dự đoán tương lai của Trung Quốc. Nếu các quan chức Bộ Tài chính Mỹ đang hy vọng lãnh đạo mới ở Bắc Kinh sẽ nới lỏng nguyên tắc siết chặt chính sách tiền tệ thì tốt nhất họ nên cầu nguyện rằng Tập Cận Bình sẽ không học theo cha mình, bởi ông cũng nổi tiếng là một người cha hà khắc và tằn tiện.

Horst Kasner - Cha của Thủ tướng Đức Angela Merkel 


Bà đầm thép Merkel nổi tiếng là người theo chủ nghĩa thực dụng không khoan nhượng, nhưng đó lại không phải là phẩm chất mà nữ lãnh đạo này kế thừa được từ người cha của mình. Merkel cũng không kế thừa tư tưởng chính trị cánh tả của Horst Kasner, người vốn kịch liệt phản đối việc tái thống nhất hai miền đất nước, từng kỳ vọng vào một Đông Đức tự do theo Chủ nghĩa Xã hội. Song, chắc chắn nữ Thủ tướng này đã kế thừa sự ương ngạnh của ông khi bà đã đạt được đỉnh cao quyền lực như chúng ta thấy ngày nay.

Năm 1954, khi Merkel chỉ mới 3 tháng tuổi thì cha của bà là mục sư Kasner đã quyết định đưa cả gia đình di cư từ Humburg (Tây Đức) đến thị trấn nhỏ Brandeburg thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) để tiếp quản một nhà thờ ở đó theo đề nghị của Hội thánh Tin lành. Tuy việc di chuyển giữa hai miền Đông và Tây Đức tại thời điểm đó vẫn khả thi, nhưng quyết định rời bỏ mảnh đất tự do được xem là việc làm không ai nghĩ tới lúc bấy giờ. Sau khi bức tường Berlin đượåc dựng lên vào năm 1961, Kasner vẫn bám trụ lại ở Đông Đức. Dưới chính quyền Đông Đức, các nhà thờ Cơ Đốc giáo hầu như bị cấm, nhưng thân phụ của Merkel vẫn đều đặn bí mật mở các buổi giảng đạo dành cho những trí thức cánh tả chống đối chính quyền. Ông từng bị cơ quan an ninh Stasi triệu tập tới để thẩm vấn. Thậm chí, mẹ của Merkel từng là một giáo viên khi còn ở Tây Đức cũng bị chính quyền Đông Đức cấm giảng dạy do lo ngại bà có thể lén lút tuyên truyền tới học sinh. Angela Merkel cũng bị ngăn cản theo học ngành sư phạm vì lý lịch không mấy tốt đẹp ấy, vì thế bà đã tu nghiệp để trở thành một nhà vật lý trước khi tham gia chính trường.

Ángel Castro - Cha của Fidel và Raul Castro 


Người cha của hai nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba thực tế là một nhà tư bản điển hình. Sinh ra ở miền Tây Bắc Tây Ban Nha vào năm 1875, Ángel Castro y Argiz lần đầu đặt chân tới mảnh đất Cuba vào năm 1898, khi ông mang trên mình màu áo lính của quân đội Tây Ban Nha trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Kể từ thời gian đó, Ángel đã nuôi dưỡng tư tưởng căm thù Mỹ cho đến suốt cuộc đời. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tin rằng cha ông đã nhập ngũ thế chỗ cho một công tử nhà giàu. Tuy được ăn học đầy đủ song Ángel sớm thể hiện năng lực trong lĩnh vực hậu cần và làm công việc quản lý các nguồn tiếp tế trong quân đội. Quay trở lại Cuba với hai bàn tay trắng vào năm 1905, Ángel tìm được một công việc ở vị trí tổ chức các nhóm lao động cho các trang trại mía của công ty cung cấp trái cây của Mỹ United Fruit. Một số nguồn thông tin cho hay, ông đã kiếm được kha khá lợi nhuận từ việc trả công cho những lao động người Haiti và Jamaica bằng phiếu mua hàng thay vì bằng tiền mặt. Sau khi rời khỏi Công ty United Fruit, Ángel Castro trở thành ông chủ giàu có của đồn điền trồng mía rộng tới 26.000 mẫu Anh.

Ángel Castro có 5 con với người vợ María Argota y Reyes, nhưng cả Fidel và Raúl không phải là sản phẩm của cuộc hôn nhân này. Mẹ của Fidel và Raúl là đầu bếp riêng của Ángel, Lina Ruz González. Ángel kết hôn với Lina sau khi người vợ đầu tiên mất và Raúl được sinh ra trong cuộc hôn nhân thứ hai này. Tuy nhiên, nhiều năm sau Fidel mới được cha mình nhận làm con. Khi được hỏi về tuổi trẻ nổi loạn của mình, Fidel từng chia sẻ với tác giả cuốn tiểu sử của ông rằng đó là cách mà chàng thanh niên Fidel phản kháng trước “sự cai trị của Tây Ban Nha, hay đúng hơn là một người Tây Ban Nha nhất định thích ra lệnh với người khác”.

Georges Gustave Hollande – Cha của Tổng thống Pháp Francois Hollande 

Georges Hollande gia nhập quân đội Vichy năm 1944 và theo các kênh truyền thông của Pháp thì ông là người khá trung thành với Thống chế Philippe Petain, người đứng đầu Chính phủ Pháp dưới sự chiếm đóng của Phát xít Đức. Hollande cha sau đó trở thành bác sỹ tai, mũi, họng và nuôi nấng gia đình ở thành phố miền Bắc Rouen. Năm 1959, ông thất bại khi tranh cử cho phe cực hữu vào chính quyền địa phương. Một số nguồn thông tin còn cho rằng Georges là người ủng hộ chính khách cực tả Jean-Louis Tixier-Vignancour gây nhiều tranh cãi, cố vấn của ứng cử viên Tổng thống năm 2012 kiêm Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia Jean-Marie Le Pen. Vì vậy, Tổng thống của đảng Xã hội Francois Hollande ngày nay hiểu khá rõ tư tưởng cực hữu chính là nhờ người cha của mình. 

Francois vốn không đồng tình với quan điểm chính trị và lối suy nghĩ có phần độc đoán của cha ông. Biên tập viên của tạp chí Nouvel Observateur Serge Raffy cho rằng, phong cách chính trị tránh đối đầu của Hollande là kết quả của nhiều năm thời niên thiếu Tổng thống Pháp đối phó với những quyết định bốc đồng của người cha. Tuy rất ít khi đề cập tới cha mình trước công chúng, nhưng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp 2012, Francois Hollande từng phát biểu rằng “Chủ nghĩa cánh tả không phải di sản mà tôi kế thừa. Chính tôi đã chọn nó”.

Benzion Netanyahu - Cha của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu 


Benzion sinh ra trên mảnh đất Ba Lan thời Liên Xô và đã cùng cha, một đạo sư giảng kinh thánh Torah, di cư tới Palestine trong những năm 1920. Khi còn trẻ, Benzion từng tham gia phong trào phục quốc Do Thái của Vladimir Jabotinsky, chỉ trích các nhóm theo phong trào khác quá nghiêng về phía các chính quyền Anh và Ảrập.

Trong những năm 1940, Benzion sống ở Mỹ và vận động hành lang Washington ủng hộ cho Nhà nước Do Thái. Ông từng gặp các chính khách nổi tiếng như Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hay cựu Ngoại trưởng Dean Acheson. Là một nhà sử học, ông được nhiều người biết đến với chủ nghĩa xét lại đối với Tòa án dị giáo Tây Ban Nha, bị ông chỉ trích là phân biệt chủng tộc đối với người Do Thái.  

Benzion đặc biệt có ảnh hưởng tâm lý tới Benjamin. Một người bạn của Benjamin từng kể với phóng viên của tờ Atlantic Jeffrey Goldberg hồi năm 2010 rằng vị Thủ tướng của Israel này rất sợ cha nghĩ rằng ông là một kẻ yếu đuối. Vì vậy, nhiều người Israel tin rằng chính sách diều hâu của Thủ tướng Netanyahu một phần bị tác động bởi thế giới quan khắc nghiệt của người cha. Đã có những lời đồn đại cho rằng Thủ tướng Israel không sẵn sàng tiến tới một thỏa thuận trả lại đất cho người Palestine chừng nào cha ông còn sống. Và Benzion đã qua đời hồi tháng 4.2012 ở tuổi 102, vì vậy, biết đâu sẽ có một sự thay đổi đang chờ ở phía trước.

Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.