Gắn dịch vụ việc làm với thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang, giải quyết việc làm là mục tiêu chính để phát triển nền kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập nền kinh tế thế giới, việc thực hiện tốt kết nối cung - cầu lao động không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động mà còn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và tại địa phương An Giang nói riêng.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó

Mặc dù đã bước sang năm 2024, song, các chuyên gia nhận định ảnh hưởng từ làn sóng thất nghiệp bởi đại dịch Covid-19 vẫn còn tác động lớn tới thị trường lao động; tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường dẫn tới nhiều thách thức, khó khăn cho nền kinh tế và chất lượng đời sống người dân.

Theo đánh giá từ Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang, thực tế nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng khó khăn kéo dài. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số doanh nghiệp lớn trong các ngành dệt may, da giày có tình trạng giảm đơn hàng và hàng hóa không xuất đi được dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, buộc phải cắt giảm số lượng lớn lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

Gắn dịch vụ việc làm với thực hiện chế độ BHTN -0
Trung tâm Dịch vụ việc làm An giang đẩy mạnh tư vấn giới thiệu việc làm, tư vấn hỗ trợ học nghề

Bên cạnh đó, nhiên liệu, nguyên liệu biến động trong thời gian dài, kéo theo chi phí tăng cao so với thông thường, thậm chí một số nguyên liệu đầu vào để sản xuất không thể mua được làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Mặc dù đã tìm nhiều biện pháp nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể khôi phục hoạt động như kế hoạch đề ra, một số doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Để có thể duy trì công việc cho phần lớn công nhân hiện tại, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã cố gắng không cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà giảm giờ làm thêm để làm những đơn hàng cũ và một số đơn hàng mới nhỏ lẻ để duy trì lao động tạm thời. Đồng thời, sắp xếp để người lao động nghỉ phép năm hoặc phải thoả thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động; tích cực chủ động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, đơn hàng mới và động viên tinh thần công nhân lao động.

Nhìn chung, tình hình lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh có biến động nhưng không quá nhiều. Số lao động bị ảnh hưởng về việc làm tại các doanh nghiệp trong tỉnh tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp ngành sản xuất dệt may, da giày, chế biến thủy sản.

Kịp thời giải quyết trợ cấp thất nghiệp

Nhằm giúp lao động trong tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, tư vấn hỗ trợ học nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động sớm trở lại thị trường lao động.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn cho người lao động về nghĩa vụ và quyền lợi của đối tượng tham gia BHTN được tăng cường; chuyển tải những kiến thức cơ bản về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của các đơn vị và người lao động khi tham gia BHTN. Từ đó, giúp người lao động và chủ sử dụng lao động có nhận thức đúng đắn về chính sách BHTN.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật nội dung chính sách BHTN, công khai các thủ tục hành chính về BHTN tại đơn vị, các Văn phòng đại diện, trên Website, App - Online của Trung tâm, qua đó tạo thuận lợi cho người dân truy cập, tham khảo khi có nhu cầu.

Tính đến hết năm 2023, có 22.059 người nộp hồ sơ, trong đó đã ra Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 23.934 người với số tiền chi trả 413.387 triệu đồng; số người được hỗ trợ học nghề 609 người (tăng 11% so với năm 2022).

Ngoài ra, thường xuyên có nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động thông qua website Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang.

Để phát huy tối đa hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh xác định gắn dịch vụ việc làm với thực hiện chế độ BHTN là yếu tố quan trọng. Theo đó, đơn vị thường xuyên phối hợp cùng với các địa phương tổ chức các Phiên giao dịch việc làm, Ngày hội việc làm tại các địa phương bằng nhiều hình thức trực tiếp và trực tuyến với mục đích là cầu nối gắn kết giữa người lao động với người sử dụng lao động, góp phần đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nhằm giúp người lao động bị mất việc sớm có việc làm trở lại, ổn định cuộc sống, hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội.

Trong năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang đã nhận được 275 lượt doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng trên website, nhu cầu tuyển dụng lao động là 9.959 vị trí việc làm trống và 502 người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Phối hợp tham gia tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực đồng bằng sông cửu long với số lượng 5 phiên (4 phiên tại Cần Thơ, 1 phiên tại Bến Tre), 71 doanh nghiệp tham gia, nhu cầu tuyển dụng lao động là 876 vị trí việc làm trống và 158 người lao động có nhu cầu ứng tuyển.

Xã hội

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).