EU đạt thoả thuận mang tính bước ngoặt về cải cách thị trường carbon

Nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải toàn cầu, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã đạt được thoả thuận về cải cách thị trường carbon. Thoả thuận này được đánh giá mang tính chất lịch sử vì nó vốn được xem là công cụ chính sách chủ chốt của khối trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thị trường carbon là gì?

Thị trường carbon, là thị trường mua bán quyền phát thải, hoạt động dựa trên việc trao đổi hạn ngạch khí thải. Theo đó, các tổ chức và doanh nghiệp có lượng phát thải lớn phải trả tiền để mua quyền phát thải, ngược lại nếu các tổ chức, doanh nghiệp có mức phát thải thấp có thể thu được nguồn lợi tài chính. Nói cách khác, thị trường carbon hoạt động dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư vào công nghệ sạch, ít phát thải.

Được hình thành từ năm 2005, thị trường carbon của EU là thị trường mua bán quyền phát thải đầu tiên và lớn nhất thế giới. Với sự tham gia của tất cả các thành viên EU và 3 nước châu Âu khác, thị trường carbon EU giới hạn phát thải từ hơn 11.000 nhà máy sản xuất năng lượng, nhà máy sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sắt thép, xi-măng, gốm, giấy và ngành hàng không...

Lượng phát thải trao đổi trên thị trường chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải của EU. Vì vậy, đây được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất của EU để ứng phó biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và hiện nay là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh EU đặt ra các mục tiêu tham vọng về chống biến đổi khí hậu, yêu cầu cải cách thị trường carbon càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Khí thải CO2 có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại

Tại Hội nghị COP27, báo cáo “Global Carbon Budget” cho thấy, lượng khí thải từ dầu mỏ có thể sẽ tăng hơn 2% so với năm ngoái, trong khi lượng khí thải từ than đá, vốn được cho là đã đạt đỉnh hồi năm 2014, sẽ ghi nhận kỷ lục mới. Các nhà khoa học cũng cho rằng, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, có thể sẽ tăng 1% trong năm 2022, thậm chí có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, có thể sẽ tăng 1% trong năm 2022, thậm chí có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại. Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ tất cả các nguồn phát thải, bao gồm cả nạn phá rừng, sẽ đạt 40,6 tỷ tấn, chỉ thấp hơn không đáng kể so với mức kỷ lục được ghi nhận vào năm 2019. Khoảng 90% trong lượng này là kết quả của việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, mức tăng nhiệt 1,2 độ C đã gây ra nhiều kiểu thời tiết khắc nghiệt hơn, như các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và các cơn bão nhiệt đới với sức tàn phá khủng khiếp. Đồng thời, việc giảm lượng khí thải đủ nhanh để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris là “giữ mức tăng nhiệt toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp” là điều không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, báo cáo tại Hội nghị COP27 vừa qua cũng cho thấy, lượng khí thải trong năm nay tại Mỹ sẽ tăng 1,5%, tại Ấn Độ là 6%. Đây là nước phát thải lớn thứ hai và ba trên thế giới. Còn tại Trung Quốc, lượng khí thải CO2 có khả năng giảm 0,9% do chính sách Zero-Covid ” và khí thải của châu Âu cũng giảm nhẹ.

Nguồn: EURACTIVE.com
Nguồn: EURACTIVE.com

Bước tiến mới trong việc cải cách thị trường carbon

Theo Reuters, các nước thành viên EU vừa đạt được thỏa thuận lịch sử về việc cải cách thị trường carbon. Theo đó, các nhà đàm phán nhất trí nâng mục tiêu cắt giảm khí thải của các ngành trong Hệ thống Thương mại khí thải châu Âu lên 62% vào năm 2030. EU sẽ thiết lập một quỹ xã hội vì hành động khí hậu nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất trong việc đối phó tác động từ thị trường mua bán tín chỉ phát thải.

Thoả thuận lần này được đánh giá là bước đi mạnh mẽ trong cải cách thị trường carbon của EU, các quốc gia thành viên nhất trí thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường của khối dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất. Mục đích của khoản thuế này là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp châu Âu trước sự xâm nhập của hàng hóa giá rẻ được sản xuất tại các quốc gia có các quy định về môi trường lỏng lẻo hơn, dự kiến sẽ triển khai thí điểm CBAM từ tháng 10.2023.

Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu (EP) Pascal Canfin nhấn mạnh, EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. EU đã thảo luận vấn đề này trong hơn 20 năm qua và đây là một thỏa thuận lịch sử về khí hậu. Nghị sĩ châu Âu Mohammed Chahim cũng khẳng định, CBAM sẽ là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu, khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.

Ban đầu cơ chế đánh thuế carbon sẽ được áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi-măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, đây là những lĩnh vực có lượng khí thải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa, nếu lượng khí thải này vượt tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua chứng chỉ khí thải theo mức giá carbon hiện hành tại EU. CBAM cũng sẽ được áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có quy trình sản xuất gián tiếp phát thải ra môi trường. Ðể đẩy nhanh công cuộc cải cách nhằm cắt giảm khí thải, EU yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy điện và nhà máy công nghiệp mua giấy phép phát thải CO2. Một khi thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu được triển khai, EU cũng sẽ cắt giảm và đặt ra lộ trình chấm dứt các giấy phép phát thải CO2 miễn phí mà trước đó đã cấp cho các doanh nghiệp nội khối nhằm tăng sức cạnh tranh trước các công ty nước ngoài.

Mặc dù thoả thuận này được đánh giá cao, nhưng giới chuyên gia đánh giá cũng lo ngại rằng việc đánh thuế carbon sẽ phải đối mặt không ít trở ngại, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn cao cùng xu hướng tăng của dân số toàn cầu, cũng như yêu cầu sử dụng năng lượng để phát triển. Việc đánh thuế carbon có thể gây ra những cản trở nhất định cho các hoạt động kinh tế, vì làm gia tăng chi phí đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Do đó, khi các nước triển khai áp thuế này nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phải đồng thời có những hỗ trợ, ưu đãi đối với một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định để không cản trở phát triển.

Hiện thỏa thuận cải cách thị trường carbon của EU vẫn cần được sự thông qua của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu. Bộ trưởng Môi trường Czech Marian Jurecka nhấn mạnh, thỏa thuận sẽ cho phép EU đáp ứng các mục tiêu về khí hậu trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho người lao động và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất.

Thế giới 24h

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.