Du lịch Việt Nam 2024: Nâng cao chất lượng dịch vụ, tái cấu trúc thị trường

Để phát triển du lịch trong năm mới, đặc biệt là với thị trường khách quốc tế, Việt Nam cần tính toán, xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, tái cấu trúc thị trường, định vị lại thương hiệu.

Phục hồi chưa như kỳ vọng

Trong cuộc họp ngày 15.3.2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận xét "du lịch Việt Nam đi trước về sau" khi Việt Nam mở cửa sớm so với nhiều nước trong khu vực (sau Covid-19) nhưng lại chưa thành công trong việc thu hút khách quốc tế.

Định vị lại thương hiệu, phát triển thị trường khách quốc tế -0
Thống kê của tổ chức du lịch thế giới cho thấy, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh, có 56% khách quốc tế đến đây chủ yếu muốn tìm hiểu văn hóa. Nguồn: toquoc.vn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29.12.2023, năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19, với 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 14,7% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng và tăng 52,5% so với năm trước. 

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy cho biết: “Hình ảnh du lịch Việt được nâng cao, định vị rõ nét hơn trên bản đồ thế giới. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Việt Nam được vinh danh là Điểm đến di sản hàng đầu và nhiều giải thưởng danh giá khác. Điều này cho thấy chúng ta đã hoàn thành mục tiêu đặt ra nhưng rất khó để nói du lịch năm nay thành công rực rỡ".

Lượng khách quốc tế và doanh thu được coi là thước đo thành công của ngành du lịch hầu hết các nước. Bởi khách quốc tế đến mang theo ngoại tệ, chi tiêu cao, đóng góp quan trọng cho GDP đất nước. 

Nhìn sang các nước trong khu vực, năm 2023 Malaysia đã phục hồi hoàn toàn so với trước dịch khi đạt 26 triệu lượt khách quốc tế; Thái Lan trong 11 tháng đón hơn 23 triệu lượt khách và đặt mục tiêu phục hồi 75% so với cùng kỳ 2019.

"Du lịch Việt Nam chưa thể bằng Thái Lan, Malaysia trong việc đón khách quốc tế, phục hồi so với trước dịch", Chủ tịch Lux Group Phạm Hà khẳng định.

Thiếu chiến lược phát triển

Theo ông Phạm Hà, Thái Lan, Malaysia có chiến lược phục hồi tốt, trong khi đó các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Việt Nam đã trải qua một năm ảm đạm. "Chúng ta thiếu các chiến lược ngắn, trung và dài hạn".

Lượng khách nội địa năm 2023 vượt năm 2022 nhưng số khách đi tour giảm mạnh do kinh tế suy thoái trên toàn cầu. Khách đi theo hình thức tự túc hoặc mua một phần tour như combo phòng và khách sạn. Thay vì đi dài ngày và xa, khách chọn các chuyến đi trong ngày, ngắn ngày và các điểm đi gần. Chi tiêu dành cho du lịch cũng tiết kiệm hơn. Các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực dịch vụ gặp khó khăn do lượng khách tour giảm mạnh, lượng khách đi tour tại nhiều công ty du lịch giảm tới 50% so với năm 2022.

Định vị lại thương hiệu, phát triển thị trường khách quốc tế -0
Nhiều điểm du lịch tại Việt Nam nên đến ít nhất 1 lần trong đời. Nguồn: ST

CEO Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan cho biết, về thành tựu du lịch Việt Nam trong năm 2023 chỉ có thể là chính sách visa. Chính phủ đã hỗ trợ ngành du lịch bằng cách cấp e-visa cho công dân các nước, vùng lãnh thổ. Thời hạn e-visa được nâng từ 30 lên 90 ngày, với số lần nhập, xuất cảnh không giới hạn. Công dân của nước mà Việt Nam đơn phương miễn thị thực được tăng thời gian tạm trú từ 15 lên 45 ngày, được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định… "Nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa thể tận dụng tối đa chính sách này để thu hút khách cũng như tăng mức độ chi tiêu của khách du lịch".

Còn với CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt, một trong những hạn chế của ngành du lịch trong năm qua là bỏ lỡ cơ hội quảng bá tới khách quốc tế về một Việt Nam là nơi nhất định phải đến sau dịch. Để phát huy hiệu quả chính sách visa, "cần xúc tiến du lịch một cách thông minh, với việc lựa chọn hình thức quảng bá ở từng thị trường và đối tượng khác nhau", ông Đạt góp ý.

Cùng với chiến dịch quảng bá ở thị trường quốc tế, chuyên gia du lịch nhận định, nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành du lịch cũng là vấn đề cấp bách. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển sản phẩm mới, tái cấu trúc thị trường, định vị lại thương hiệu để du khách biết đến Việt Nam là một điểm đến du lịch sang trọng, giàu văn hóa và di sản, chứ không phải là điểm đến giá rẻ…

Ba xu hướng định hình, giúp du lịch Việt phát triển trong năm 2024 được các chuyên gia nhận định là: du lịch gắn với sự kiện, đêm nhạc; du lịch bền vững và du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa. Đặc biệt, với du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khởi xướng Đề án xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia về văn hóa. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 du lịch văn hóa 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch. Điểm đến là các thành phố lớn được nhiều khách trong nước và quốc tế tìm đến khám phá văn hóa địa phương.

Du lịch - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.