Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới"

Tối 25.3, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú và các đại biểu tham dự Lễ khai mạc. Ảnh: VGP/Giang Thanh
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú và các đại biểu tham dự Lễ khai mạc. Ảnh: VGP/Giang Thanh

Tham dự lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Huế.

Năm Du lịch quốc gia được luân phiên tổ chức hàng năm giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến nay, qua 20 kỳ tổ chức thành công, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam "an toàn, thân thiện, hiền hòa, mến khách, hội nhập và phát triển" ra thế giới.

Năm 2025, Năm Du lịch quốc gia trở lại Huế lần thứ 2, trong thời điểm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây vinh dự và tự hào khi tỉnh Thừa Thừa Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1.1.2025.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng triệu lao động, giúp nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa thoát nghèo, mang lại diện mạo mới, làm sống lại các di tích sau những năm tháng ngủ quên mà còn thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng tình hữu nghị, gìn giữ hoà bình, giúp những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc được quảng bá, thấm sâu, lan tỏa trong nước và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu tại Lễ khai mạc - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu tại Lễ khai mạc - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo ngành du lịch phát huy tốt nhất tiềm năng con người, văn hóa và thiên nhiên, lợi thế về biển, đảo, các thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi ngành du lịch Việt Nam vượt qua kỳ vọng cả về số lượng và chất lượng.

Chỉ trong hai năm 2023 và 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi ngoạn mục, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch và trở thành một trong những điểm sáng của nền kinh tế. Việt Nam là điểm đến lớn thứ tư trong khối ASEAN về lượng khách đến và tổng thu từ du lịch. Đây không chỉ là tín hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là minh chứng cho sức hút bền vững của du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều giải thưởng du lịch danh giá như "Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á", "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới" và hàng trăm giải thưởng của các doanh nghiệp du lịch khác. Đây chính là sự ghi nhận của quốc tế đối với tiềm năng và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam, đồng thời là động lực để chúng ta tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là cột mốc đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, với các mục tiêu đầy "hy vọng": Đón từ 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế; 120 - 130 triệu lượt khách nội địa, phấn đấu tổng thu từ du lịch đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: VGP/Giang Thanh
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: VGP/Giang Thanh

"Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, khi du lịch không chỉ là trải nghiệm, mà còn là cầu nối của tình hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng tiềm năng lợi thế vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực và sáng tạo.

Thời gian tới, ngành du lịch cần quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả phù hợp - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện", Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nêu rõ.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, thành phố Huế và các địa phương trên cả nước tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động tiếp tục phối hợp thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, triển khai những giải pháp tổng thể, đồng bộ về quy hoạch, thu hút đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt và đẳng cấp, gắn kết với các giá trị di sản văn hóa đặc sắc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để truyền thông, quảng bá hiệu quả du lịch Huế nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung, cũng như cả nước; tạo ra không gian mới cho phát triển du lịch, giảm thiểu tác động đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và di sản.

Chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững; thúc đẩy chuyển đổi xanh; phát huy mạnh mẽ các giá trị di sản văn hoá để thúc đẩy du lịch, lấy du lịch làm nền tảng để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản của địa phương.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là trang bị kỹ năng nghề, hình thành tư duy làm du lịch chuyên nghiệp. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, tạo thành chuỗi điểm đến "Hành trình kinh đô cổ", trong đó Huế phải là động lực, là điểm nhấn thu hút du khách đến.

Tập trung phát triển hạ tầng du lịch, cải thiện dịch vụ, bảo đảm môi trường du lịch an toàn; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản để thành phố Huế luôn là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế.

Quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, thân thiện để "Mỗi người dân Huế thực sự là sứ giả về văn hóa, du lịch"; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau.

Phó Thủ tướng tin tưởng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; bằng sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, du lịch Huế sẽ trở thành điểm đến "di sản văn hóa hàng đầu Việt Nam và khu vực", đóng góp ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, góp phần phát triển văn hóa con người Việt Nam và nền văn hiến Việt Nam mãi trường tồn, tỏa sáng trong dòng chảy văn minh của nhân loại.

Chương trình nghệ thuật Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 gồm 3 chương mang thông điệp "Lời tự tình dòng sông" . Ảnh: VGP/Giang Thanh
Chương trình nghệ thuật Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 gồm 3 chương mang thông điệp "Lời tự tình dòng sông" . Ảnh: VGP/Giang Thanh

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Năm Du lịch quốc gia 2025 diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi tại thành phố Huế và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, theo hướng "kết hợp sức mạnh, nhân lên lợi thế, khơi nguồn thành công", trong đó hướng tới tổ chức thiết thực, có sức lan tỏa các sự kiện hưởng ứng như tuần lễ văn hóa - du lịch, lễ hội ẩm thực, các hoạt động nghệ thuật "đa dạng về loại hình - đặc sắc về nội dung", "chuyển hóa các giá trị tài sản văn hóa, công nghiệp văn hóa thành nguồn lực, động lực cho sự phát triển của du lịch", với tinh thần mới, hào khí mới, âm hưởng sâu đậm từ truyền thống văn hóa, nền văn hiến hàng ngàn năm của dân tộc, thể hiện sâu sắc ý chí, khát vọng phát triển hùng cường, thịnh vượng của dân tộc.

Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và toàn thể nhân dân phát huy năng lực sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, hình thành những giá trị tốt đẹp, có khả năng kết nối mạnh mẽ các trụ cột kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học để thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật mang thông điệp "Lời tự tình dòng sông", gồm 3 chương: Huyền sử một dòng sông; Những dòng sông hội tụ; Dòng chảy mới của những con sông, thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời, thể hiện được tinh thần quảng bá cho Festival Huế 2025, tinh thần kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thừa Thiên Huế (1975- 2025) và sự vươn mình Thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng hoành tráng, có chất lượng nghệ thuật cao, với sự tham gia kết hợp biểu diễn của hơn 800 diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng và quần chúng nhân dân, cùng các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Uzbekistan, Nhật Bản.

Đêm khai mạc còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, mới lạ như trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay drone light, trống điện tử nước, nhạc nước panorama, rồng bay, dù bay.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư, thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư, thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ

Sáng 18.4, tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam; có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương mại song phương công bằng, bền vững như tinh thần trao đổi gần đây giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.