Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Quyết liệt công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng

Tính đến ngày 28.7, các quận, huyện của Hà Nội đã giải phóng mặt bằng xong trên 686 ha (đạt 86,49% diện tích đất thu hồi), tập trung triển khai 14 dự án tái định cư để phục vụ triển khai dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Rà soát, cập nhật các mỏ vật liệu phục vụ dự án Vành đai 4

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn trên địa bàn TP.Hà Nội dài khoảng 59,2 km đi qua 7 quận/huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín). Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 793,80 ha. 

Dự án đường Vành đai 4 (Vùng Thủ đô): Quyết liệt công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị giao ban của Ban chỉ đạo về tiến độ triển khai thực hiện dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: VA

Báo cáo của các đơn vị cho thấy, về kết quả giải phóng mặt bằng, Tính đến ngày 28.7.2023, các quận/huyện đã giải phóng mặt bằng xong 686,54/793,80 ha (đạt 86,49% diện tích đất thu hồi). Ngoài ra, để thực hiện dự án, cần phải di chuyển 10.034 ngôi mộ. Tính đến ngày 28.7.2023, các quận/huyện đã di chuyển 6.258 ngôi mộ (đạt tỷ lệ 62,37%).

Về công tác đầu tư xây dựng các khu tái định cư, có 14 khu tái định cư được đầu tư xây dựng để phục vụ thu hồi đất ở thực hiện dự án. Đến nay có 2 khu (1 khu tại huyện Sóc Sơn và 1 khu tại huyện Thường Tín) đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 12 khu đang triển khai các thủ tục liên quan.

Đối với tình hình cung ứng vật liệu phục vụ thi công dự án, theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của Dự án thành phần 2.1 và thiết kế cơ sở của các Dự án thành phần 2.2, 2.3 và Dự án thành phần 3, nhu cầu vật liệu toàn dự án trên địa bàn 3 tỉnh (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh): đất đắp K98, K95, đắp bao là 12,191 triệu mét khối; cát đắp K95, cát xử lý nền đất yếu 8,711 triệu mét khối.

Các đơn vị của Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đã rà soát, xây dựng phương án, cập nhật số liệu khảo sát của các mỏ vật liệu khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án, đã có báo cáo về tình hình khảo sát các mỏ vật liệu đất đắp, cát đắp phục vụ thi công Dự án.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án thành phần 2.1, các nhà thầu thi công, doanh nghiệp cung cấp cũng đã có các văn bản đề nghị bổ sung, chấp thuận đưa các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát phục vụ Dự án. Ban quản lý dự án và đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát vật liệu phục vụ dự án.

Đối với công tác di chuyển điện cao thế từ 110KV - 500KV trong phạm vi Dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã trình Sở Công Thương thẩm định. Sở Công Thương đã có văn bản lấy ý kiến các Bộ, Sở, ngành và đến nay đã có 7/23 đơn vị có ý kiến. Dự kiến Sở Công Thương sẽ ra thông báo thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong tháng 8.2023.

Rà soát, kiểm đếm, khung giá đất để triển khai tái định cư

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án trọng điểm quốc gia. Quốc hội, Chính phủ, Bộ Chính trị tin tưởng giao cho Hà Nội là cơ quan đại diện phối hợp với 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên triển khai. Hà Nội đã triển khai quyết liệt và bước đầu đáp ứng được yêu cầu đề ra, đã khởi công dự án vào ngày 25.6.

Dự án đường Vành đai 4 (Vùng Thủ đô): Quyết liệt công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng -0
Hà Nội đã triển khai quyết liệt và bước đầu đáp ứng được yêu cầu đề ra, đã khởi công dự án vào ngày 25.6

Nhấn mạnh về yêu cầu dự án phải cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác, sử dụng năm 2027, Bí thư Thành ủy đề nghị, thời gian tới các quận, huyện tiếp tục quyết liệt trong công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng, nhất việc di chuyển mộ. Đồng thời, tập trung triển khai 14 dự án tái định cư cho người dân, bảo đảm các yếu tố sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.

Tiếp tục rà soát, kiểm đếm, khung giá đất để bảo đảm triển khai tái định cư, có phương án tạm cư nếu các dự án chưa bảo đảm tiến độ, hạ tầng khi đầu tư chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đủ điều kiện sống của người dân; có kế hoạch chống tái lấn chiếm đối với phần diện tích đã giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án quy hoạch, triển khai tiếp đó.

Quá trình triển khai sau khởi công, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá, việc tiếp tục triển khai dự án đang bị chậm lại một chút bởi giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là tại Hà Nội, đối với Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, diện tích giải phóng mặt bằng không lớn nhưng liên quan nhiều đến các hộ dân và một số vị trí giải phóng mặt bằng còn khó khăn.

Bí thư Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội quan tâm, chỉ đạo sát sao để có hướng giải quyết và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện. 

Đối với thi công các công trình ngầm, nổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, các sở, ngành, quận/huyện phối hợp với các cơ quan chức năng sớm hoàn thành hồ sơ trình thẩm định để thực hiện theo quy định.

Địa phương

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Trên đường phát triển

Tiếp động lực để đồng bào các dân tộc vươn lên

Thời gian qua, các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều nguồn lực, động lực giúp nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là tại các huyện miền núi, hải đảo.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV – 2024
Trên đường phát triển

Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV - 2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tin tưởng, tỉnh Quảng Ninh sẽ có những bước phát triển đột phá, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, đóng góp cho TP. Hà Nội những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 19 vụ án, vụ việc diện theo dõi, chỉ đạo (trong đó có 8 vụ giao cho Tòa án nhân dân thành phố, 11/15 vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo).

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội
Địa phương

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội

Phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô sửa đổi, TS. Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, ban hành ngày 28.6.2024 đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô.

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên
Trên đường phát triển

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024.