Chuyển đổi số để nhân lực không lỗi nhịp với thời đại

- Thứ Sáu, 25/08/2023, 17:05 - Chia sẻ

Ngày 25.8, hội thảo “Phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0" được tổ chức, nhằm đưa ra những khuyến nghị quốc tế để công tác đào tạo nghề và kỹ năng tại Việt Nam hiệu quả hơn trong thời đại 4.0.

Hội thảo do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tổ chức, hướng tới đảm bảo các công nghệ đổi mới và kỹ thuật số sẽ là “động lực thay đổi” thúc đẩy quá trình phát triển của lực lượng lao động Việt Nam.

Với mục đích, đưa các kỹ năng số và kỹ năng mới vào các chương trình đào tạo, hướng tới việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động quốc gia, chương trình hợp tác sẽ góp phần giúp Việt Nam củng cố lợi thế “dân số vàng” khi vượt qua dấu mốc 100 triệu người.

Hội thảo cũng nhằm công bố kết quả của dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp” do IOM và Tổng cục GDNN thực hiện (2021- 2023).

dop00385-compressed.jpg -0
Vấn đề số hóa trong phát triển nhân lực được các đại biểu tới tham dự Hội thảo chăm trú lắng nghe. Ảnh: Tùng Dương

Theo thông tin từ Hội thảo, mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm phù hợp tương đối cao so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước (7,61% so với mức trung bình toàn quốc là 2,25%1). Trong đó, nguyên nhân chính là kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi của thị trường lao động. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả GDNN nhằm tận dụng năng lực kỹ năng số để cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm nhóm dễ bị tổn thương.  

Với quan điểm đó, Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp” được triển khai từ năm 2021 và đã bước đầu hỗ trợ giải quyết các nhu cầu kỹ năng trước mắt của học sinh, sinh viên và lực lượng lao động hiện tại.  

Sau hơn hai năm triển khai, Dự án đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Nền tảng học tập trực tuyến đã thu hút hơn 15.100 người dùng kể từ khi ra mắt; gần 3.000 học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp được truyền thông, hướng dẫn học tập trên nền tảng; 31.100 lượt hoàn thành các khóa học và gần 26.000 chứng chỉ đã được cấp cho các khóa học về kỹ năng số đã góp phần nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là những người lao động di cư tại các khu công nghiệp.

Những kết quả đó đã khẳng định tiềm năng của nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn trong việc cao năng lực và kết nối giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp nhằm trang bị cho người học kỹ năng số để tiếp cận kiến thức, thông tin, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong GDNN, tiến tới xây dựng một xã hội số, kinh tế số và văn hóa số và hướng đến di cư an toàn, bền vững.  

dop00303-compressed.jpg -0
Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Tùng Dương

Phát biểu tại sự kiện, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng chia sẻ: "Với những phản hồi và sự tham gia tích cực của người học, thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và các đối tác tiếp tục phổ biến Nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn và Tài liệu tham khảo Hướng dẫn chuyển đổi số trong GDNN tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn hệ thống và lực lượng lao động cùng với quá trình triển khai Quyết định 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng, trình phê duyệt”.

dop00498-compressed.jpg -0
Park Mihyung trưởng phái đoàn IMO phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tùng Dương

Tiếp nối ý kiến của ông Trương Anh Dũng, Trưởng phái đoàn IOM, Park Mihyung nhấn mạnh: “Đầu phát triển kỹ năng ở Việt Nam rất quan trọng. Điều đó tăng khả năng tìm việc làm tăng năng suất lao động, góp phần giúp Việt Nam chỗ đứng vững chắc hơn trong nền kinh tế thế giới. Đó do tại sao IOM tự hào về dự án phối hợp cùng Tổng cục GDNN, đặc biệt Nền tảng đào tạo trực tuyến của chúng tôi. Nền tảng giúp cho những người lao động tay nghề thấp lao động di cải thiện các kỹ năng thiết yếu như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm kỹ năng số. Điều này làm giảm khả năng dễ bị tổn thương của họ, giúp họ xác định hướng đi tốt hơn tăng khả năng thích ứng của họ trong môi trường kỹ thuật số, hướng tới phát triển bền vững.”  

Nền tảng đào tạo trực tuyến chỉ một trong những dụ điển hình về sự hợp tác của IOM với các quan Chính phủ khối nhân để tìm ra các giải pháp mới sáng tạo. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận trình độ của các nước trong khu vực trên thế giới tới năm 2030 trở thành quốc gia hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN vào năm 2045, Park Mihyung cho hay  

Tùng Dương
#