Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo khoa học Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tại hội thảo, các nhà khoa học tập trung trao đổi, thảo luận 3 nhóm vấn đề quan trọng, có tính thời sự, cấp bách, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của đất nước ta hiện nay và trong tương lai. Đó là: thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; nhu cầu và yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo; kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội và bài học với Việt Nam. Các tham luận tại hội thảo nhấn mạnh, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều phải chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để không bị tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ngay từ bây giờ, nước ta phải thực hiện đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, đồng thời nghiên cứu tìm cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có.
 
Các đại biểu đề xuất cần có chế độ, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề; coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học tập. Nhà nước xây dựng quy hoạch dài hạn và kế hoạch 5 năm về phát triển nhân lực để đặt hàng cho hệ thống đào tạo. Cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo cần quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo và giám sát chặt chẽ tuyển sinh đáp ứng nhu cầu xã hội; củng cố hệ thống thông tin về thị trường lao động quốc gia và từng địa phương;phân cấp quản lý và tăng quyền tự chủ và trách nhiệm các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; tăng cường gắn kết với các doanh nghiệp.
 
Hội thảo nhằm tìm giải pháp đổi mới công tác đào tạo, gắn với việc nâng cao chất lượng và tái cấu trúc nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó, Hội thảo khuyến nghị với các cơ quan chức năng tham mưu với Đảng và Nhà nước tháo gỡ những khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).