Đọc sách: Tự truyện Osho

Người ta có thể đã đọc nhiều sách của Osho, nhưng ít biết về cuộc đời ông. Cuốn sách này hé lộ phần nào tiểu sử của Osho, nhưng phần tiểu sử vẫn chỉ thoáng qua, dành nhiều chỗ hơn cho luận lý. Ấn tượng hơn cả là bảy năm đầu đời ông được nuôi dưỡng ở nhà ông bà ngoại với lối giáo dục tự nhiên không cần uốn nắn, thậm chí không cho đến trường. Ngay từ bé đã bộc lộ thiên tài về lý luận, hùng biện và những phẩm chất của bậc thầy dẫn dắt chúng sinh.

Sách còn có phần biên niên về cuộc đời Osho, những thăng trầm khi ông tổ chức công xã ở Mỹ, và ngay cả ở Ấn Độ, những hành trình không được chào đón qua nhiều nước. Nhưng rốt cuộc luận lý của ông đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Nếu đã cầm lên một cuốn sách của Osho, người ta bị lôi cuốn và buộc phải đọc từng dòng cho hết cả cuốn sách. Dù nên đọc toàn bộ một cách cẩn thận, cũng xin trích một vài đoạn làm ví dụ:

Osho còn nhỏ, ông ngoại mất: “Khi tôi cảm thấy rằng ông không còn thở nữa, tôi nói với bà tôi: “Con xin lỗi Nani, nhưng hình như ông không còn thở nữa”.

Bà nói, “Cái đó hoàn toàn tốt thôi. Con không cần phải lo lắng. Ông đã sống đủ, không cần phải hỏi xin thêm”. Bà cũng bảo tôi, “Hãy ghi nhớ, bởi vì có những khoảnh khắc không được phép quên: Đừng bao giờ hỏi xin thêm. Những gì đang có đó, cũng đủ lắm rồi” (trang 65).

“Một vị thầy là một người được kính trọng một cách tự nhiên, cho nên một vị thầy không thể đòi hỏi sự kính trọng. Nếu người thầy đòi hỏi sự kính trọng, thì ông ta chỉ đơn giản chứng tỏ rằng ông ta không phải là một vị thầy. Ông ta đã chọn sai nghề, nó không phải thiên chức của ông. Định nghĩa của một ông thầy chính là: Một người được kính trọng một cách tự nhiên.

… Nghề giáo là một nghệ thuật. Không phải ai cũng có thể là một người thầy, nhưng người ta cần đến hàng triệu “người thầy” bởi vì cần phải giáo dục phổ thông.

Trong quá khứ có rất ít “người thầy”. Người ta thường đi hàng nghìn dặm để tìm một người thầy, để được ở bên cạnh ông ta. Có sự kính trọng rất lớn, nhưng sự kính trọng tùy thuộc vào phẩm chất của vị thầy. Môn đệ hay học trò không bị bắt buộc phải kính trọng thầy. Sự kính trọng khởi lên một cách hồn nhiên” (trang 177).

 “Tôi không phải là một “Phật tử”. Và Phật Gautama cũng không có ý định tạo ra những Phật tử, hoặc tạo ra một tôn giáo có tổ chức, định chế. Thậm chí, hai mươi lăm thế kỷ trước, Ngài chưa bao giờ tạo ra một tôn giáo có tổ chức. Trong khoảnh khắc chân lý được tổ chức, nó trở thành một sự dối trá. Một tôn giáo có tổ chức không là gì khác hơn một thứ chính trị được che giấu, một sự bóc lột tàn tệ bởi giới tăng lữ. Họ có thể là những shankara (giáo sĩ, đạo Hindu), imam (giáo trưởng, đạo Hồi), rabbi (giáo sĩ, đạo Do Thái), hay giáo hoàng, chẳng có sự khác biệt nào” (trang 443).

Làm di chúc trước khi ra đi, Osho nói: “Bạn không thể tránh một truyền thống, nó nằm ngoài sự kiểm soát. Một khi bạn qua đời, bạn không thể ngăn cản những gì mà hậu thế sẽ làm. Thay vì để nó rơi vào tay kẻ ngu dốt, tốt hơn bạn nên đưa ra đường lối đúng” (trang 448).

Chỉ một người giàu hoặc vật chất hoặc trí tuệ mới có thể đến với tôn giáo (trang 251).

------

* Tự truyện Osho, Đỗ Tư Nghĩa dịch, Khai Tâm và NXB Hội Nhà văn 2020

Văn hóa

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.