Định hướng phát triển miền Tây Nghệ An

Cần định vị lại tài nguyên, lợi thế của Tây Nghệ An trên quan điểm mới, từ đó sẽ phát hiện vô số thế mạnh. Đặc biệt, mọi cơ chế, chính sách phải hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, bắt đầu từ lợi thế của vùng là nông nghiệp, là rừng. 

Các đại biểu tham gia tọa đàm. Nguồn: ITN
Các đại biểu tham gia tọa đàm. Nguồn: ITN

Đây là ý kiến của TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong tọa đàm “Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại Hà Nội ngày 18.11.

Nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết, miền Tây Nghệ An gồm 11 huyện, 14.000km2 với hệ thống kết nối giao thông thuận lợi; có 5 cửa khẩu được xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, và đối ngoại của tỉnh, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Những năm qua, kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An có nhiều bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7,5%/năm; tốc độ tăng thu ngân sách bình quân đạt 14,2%/năm, chiếm 10,5 - 11,5% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. An sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt kết quả khá; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân  3,6%/năm...

Miền Tây Nghệ An có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp như diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn; đa dạng về đất đai -  có đất phù sa, đất vàng, đất Feralit...; có nhiều tiểu vùng khí hậu ôn đới đặc thù, ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương thích hợp phát triển các nông sản đặc trưng ôn đới. Vùng đã hình thành một số vùng tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc...

Thời gian qua, nông nghiệp miền Tây Nghệ An phát triển khá toàn diện. Xây dựng nông thôn mới cũng có nhiều khởi sắc, khu vực đã có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, 197 thôn bản đạt nông thôn mới. 11 huyện miền Tây có 150 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên…

Tuy nhiên, địa bàn này thường xuyên chịu nhiều tác động của thiên tai, lũ lụt do thời tiết cực đoan. Phương thức sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ tiểu nông, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng. Tuy có ưu thế trong phát triển kinh tế rừng và dược liệu dưới tán rừng, nhưng chưa có nhiều chính sách, chính sách chưa đủ mạnh để tạo động lực phát triển. Đặc biệt, vùng thiếu hụt nguồn nhân lực; số doanh nghiệp đầu tư vào vùng miền Tây còn rất ít, quy mô nhỏ.

Hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp

Bàn chuyện phát triển của Tây Nghệ An, PGS.TS. Trần Đình Thiên đặt câu hỏi: Tại sao tiềm năng lớn nhưng chưa tận dụng được? Theo ông, cần định vị lại tài nguyên, lợi thế của Tây Nghệ An trên quan điểm mới, từ đó sẽ phát hiện vô số thế mạnh. Đặc biệt, mọi cơ chế, chính sách phải hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, bắt đầu từ lợi thế của vùng là nông nghiệp, là rừng. "Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên cho Nghệ An cơ chế chính sách phục hồi và bảo vệ rừng. Vùng có lợi thế về dược liệu dưới tán rừng nhưng còn trở ngại về chính sách".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết, thời gian tới sẽ tập trung nguồn lực, chính sách và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Nghệ An, đẩy mạnh kinh tế hợp tác và tăng cường liên kết với các đối tác quốc tế tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc... 

Cùng với đó, tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh gắn với các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên (hệ sinh thái) và giá trị thương hiệu của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Rà soát đất lâm nghiệp để phát huy hiệu quả kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Ngoài ra, xây dựng chương trình phát triển dược liệu vùng, nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ gắn với doanh nghiệp như chuỗi giá trị dược liệu.

Ông Đệ đề xuất các bộ, ban, ngành nghiên cứu xây dựng khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập thêm khu nông nghiệp công nghiệp cao ở miền Tây Nghệ An. Bên cạnh đó, xin cơ chế sử dụng tiền vật liệu thay thế, tiền dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ carbon để tái đầu tư hạ tầng lâm nghiệp, phát triển rừng. 

Bày tỏ mong muốn Trung ương quan tâm cơ chế chính sách, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý đồng thời cam kết tỉnh sẽ đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào miền Tây Nghệ An. Ông cho biết, địa phương đang tập trung rà soát, xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách và các nguồn lực tài chính cho phát triển và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư để hình thành và phát triển 3 hành lang kinh tế gắn với địa bàn miền Tây Nghệ An là hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế Quốc lộ 7; hành lang kinh tế Quốc lộ 48A…

Không nên đóng đinh tư duy đã là miền núi thì nghèo, đồng bào dân tộc là khổ, mà cần phải có lạc quan để từ đó có sáng kiến và cùng nhau thay đổi khu vực miền Tây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Theo đó, cần đưa ra tầm nhìn mới, lạc quan hơn, có cách phối hợp hành động chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, liên ngành khơi dậy tiềm năng tài nguyên bản địa, cộng với văn hóa của các dân tộc miền Tây Nghệ An, cấu trúc cộng đồng xã hội, từ đó giá trị tích hợp cũng sẽ nhiều hơn. 

Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để tự chủ nguồn nguyên liệu, Bình Dương đã và đang xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm và chú trọng đưa ra cơ chế hợp lý, chú trọng dồn nguồn lực tập trung cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn
Kinh tế

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn

Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn.

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại
Kinh tế

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã góp phần khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm. Định hướng thời gian tới sẽ lồng ghép nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại để kết nối thị trường tiêu thụ, đặc biệt là quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công
Kinh tế

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công

Nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.

Thời gian quan, khuyến công Bình Dương góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn trong tỉnh. Nguồn: ITN
Kinh tế

Góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn

Thời gian qua, chính sách khuyến công tại Bình Dương đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển bền vững của kinh tế nông thôn trong tỉnh. Với những giải pháp cụ thể được đề xuất, chúng tôi tin tưởng rằng, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại Bình Dương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khuyến công là “đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Nguồn: ITN
Kinh tế

“Đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, các đề án, nhiệm vụ được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò của khuyến công được khẳng định là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn để góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
Kinh tế

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển

Trước việc Thụy Điển vừa thông báo thu hồi hạt điều nghi chứa mảnh thủy tinh nhỏ gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, ngày 3.12, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đưa ra thông tin lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang thị trường này.

Thu hoạch mủ cao su. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp

Phân bón Đầu Trâu giúp nâng cao chất lượng mủ cao su

Để khai thác cây cao su hiệu quả, nhất là nâng cao chất lượng mủ, bà con nhà vườn cần chú ý nên chọn các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su có hàm lượng kali cao, và có bổ sung trung vi lượng như Đầu Trâu cao su kinh doanh - một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. 

Cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I kiểm tra các điều kiện an toàn của cảng bến. Ảnh: BN
Doanh nghiệp

Làm tốt công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, cũng như giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do bão lũ gây ra, thời gian qua Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo trì luồng tuyến để đảm bảo an toàn trên tuyến đường thủy do đơn vị quản lý…

Sơn La: Công ty Kinh Đô trúng gói thầu hơn 95 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 1 triệu đồng
Tài chính

Sơn La: Công ty Kinh Đô trúng gói thầu hơn 95 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 1 triệu đồng

Liên tiếp các gói thầu đầu tư công trên địa bàn tỉnh Sơn La được trúng sát giá, trong đó xuất hiện một số doanh nghiệp thường xuyên được nhận nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp", điển hình như hoạt động đấu thầu tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Kinh Đô.