Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

MSF 2024 do Samsung Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức nhằm thúc đẩy tầm nhìn bao trùm số: “Một Việt Nam số hóa, nơi công nghệ phục vụ cuộc sống của mọi người”, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Sự kiện thu hút hơn 500 đại biểu đại diện cho các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, trường đại học, công đoàn, cùng các chuyên gia. Trong đó, 200 đại biểu tham gia trực tiếp và hơn 350 đại biểu tham dự trực tuyến.

Mục tiêu của MSF 2024 là thúc đẩy hợp tác đa phương và đổi mới sáng tạo thông qua các giải pháp công nghệ nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, thu hẹp khoảng cách số, và khai phóng tiềm năng con người, đặc biệt cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương.

Nâng cao năng lực số là một quá trình lâu dài

51ba01f24f6ef630af7f-7960.jpg
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phổ cập kỹ năng số cho mọi tầng lớp trong xã hội, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.

Đạt mục tiêu này là một thách thức rất lớn, bởi hiện vẫn còn một bộ phận lớn trong xã hội chưa được tiếp cận công nghệ số như người già, người khuyết tật, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa hay những người có hoàn cảnh khó khăn.

“Nâng cao năng lực số là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Bằng việc tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, cung cấp các công cụ cần thiết, chúng ta có thể giúp người khuyết tật, công nhân, người dân ở vùng sâu, vùng xa hòa nhập vào xã hội số, được hưởng những lợi ích mà công nghệ số mang lại”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Đánh giá cao chủ đề của Diễn đàn năm nay, ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Công đoàn Việt Nam luôn nỗ lực và sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan đề xuất các giải pháp hiệu quả, phù hợp để xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số nhằm thúc đẩy tầm nhìn bao trùm số: “Một Việt Nam số hóa, nơi công nghệ phục vụ cuộc sống của mọi người”, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

ong-choi-joo-ho-tong-giam-doc-samsung-viet-nam-phat-bieu-tai-su-kien-3502.jpg
Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Samsung Việt Nam không ngừng nỗ lực thúc đẩy công nghệ hướng tới phát triển bền vững và bao trùm.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nhấn mạnh: “Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu.

Trong bối cảnh này, Samsung cũng đã có những thảo luận sâu sắc với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ cũng như các bên liên quan về những cơ hội không thể bỏ lỡ khi xây dựng một xã hội bao trùm số.

Samsung luôn kỳ vọng về một xã hội bao trùm số tại Việt Nam - nơi mà mọi người đều có cơ hội tham gia và phát triển cùng với chuyển đổi số. Trong thời gian tới, Samsung cũng sẽ liên tục triển khai diễn đàn đa phương và nỗ lực vì sự hợp tác và phát triển của đối tác nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung”.

Diễn đàn Đa phương (MSF) là sáng kiến do Samsung Việt Nam khởi xướng, nhằm tạo ra một nền tảng đối thoại đa phương giữa các bên liên quan trong và ngoài nước về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Từ năm 2018 đến nay, MSF đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn đại biểu và chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, giáo dục và quản lý công, cùng chung tay hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững.

Tại diễn đàn, nhiều diễn giả nổi tiếng đã chia sẻ tầm nhìn về công nghệ và phát triển bền vững.

Trong đó, ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, chia sẻ tầm nhìn của UNDP về việc tăng cường cơ hội, tiếp cận cho các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương, và giảm bất bình đẳng qua công nghệ.

PGS. TS. Lê Hoàng Sơn, Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày về vai trò của trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu trong việc thúc đẩy bao trùm số.

Bà Ngô Thùy Anh, lãnh đạo khởi nghiệp và người được vinh danh Forbes Under 30, chia sẻ về sứ mệnh của công nghệ trong việc tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, tại phiên thảo luận cấp cao, các chuyên gia đã cùng trao đổi về cách thúc đẩy bao trùm số thông qua phát triển con người và công nghệ.

28f4745238ce8190d8df-4326.jpg
Phiên thảo luận cấp cao tại Diễn đàn.

Cuộc thảo luận tập trung vào việc nhận diện các thách thức và khai mở cơ hội nhằm xây dựng một xã hội số bao trùm, nơi mọi người, đặc biệt là các nhóm yếu thế, có thể tiếp cận và tận dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các khía cạnh thảo luận cụ thể bao gồm: khám phá quan điểm toàn cầu và quốc gia về chuyển đổi số tại Việt Nam; tác động của AI và các công nghệ mới trong giáo dục, y tế, sinh kế; tối ưu hoá sức mạnh và cơ hội cho mỗi cá nhân trong việc giải quyết các thách thức từ các hình thức loại trừ mới trong chuyển đổi số; vai trò của hợp tác đa bên trong việc phát triển các giải pháp công nghệ bao trùm cho những nhóm dễ bị tổn thương.

Cũng tại Diễn đàn, các bên đã cùng khám phá những giải pháp thực tiễn về cách công nghệ trao quyền cho cộng đồng, giúp mọi người cùng hưởng lợi từ sự phát triển công nghệ. Bên cạnh các dự án tiên phong thúc đẩy bao trùm số, Samsung Việt Nam đã chia sẻ cách doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam thông qua các hoạt động CSR, tập trung vào việc trao quyền và truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai, giúp họ biết cách khai thác và làm chủ công nghệ vì sự phát triển bền vững và phụng sự cộng đồng.

Ra mắt Sáng kiến Công nghệ bao trùm

Điểm nhấn quan trọng của Diễn đàn MSF 2024 là sự ra mắt Sáng kiến Công nghệ bao trùm (InclusiveTech Initiative) do NIC khởi xướng, với sự đồng hành của Samsung Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

1f4ebb80cd1c74422d0d-4271.jpg
Các đại biểu tham gia nghi thức ra mắt Sáng kiến Công nghệ bao trùm (InclusiveTech Initiative)

Sáng kiến này thể hiện tinh thần phụng sự xã hội, với phương châm: “Công nghệ không chỉ phục vụ sự tiến bộ của một số ít mà còn mang lại giá trị cho cả cộng đồng.” Mục tiêu chính là tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy một xã hội công bằng và bền vững thông qua các giải pháp sáng tạo.

Nền tảng chính của Sáng kiến là một trang web chuyên dụng, được thiết kế như một không gian hợp tác và chia sẻ tri thức giữa các bên liên quan. Đây sẽ là nơi hội tụ của những cá nhân, tổ chức có tâm huyết với công nghệ bao trùm, cùng nhau thúc đẩy đổi mới và phát triển vì lợi ích xã hội.

Trong khuôn khổ Sáng kiến, Giải thưởng “InclusiveTech for Social Innovation – Công nghệ Bao trùm vì lợi ích xã hội” sẽ được tổ chức hàng năm để tôn vinh những tổ chức và cá nhân xuất sắc. Giải thưởng này nhằm khuyến khích và lan tỏa những giải pháp công nghệ hòa nhập, thúc đẩy học hỏi và hợp tác, đồng thời góp phần đạt được các mục tiêu xã hội mà Sáng kiến hướng tới.

Vinh danh 15 sáng kiến công nghệ bao trùm vì lợi ích xã hội

Tại MSF 2024, lần đầu tiên Giải thưởng “InclusiveTech for Social Innovation” vinh danh 15 sáng kiến xuất sắc.

Các sáng kiến này khai thác công nghệ để thu hẹp khoảng cách số, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận công nghệ cho các nhóm yếu thế và dễ tổn thương trong nhiều lĩnh vực. Những dự án nổi bật đã mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ rộng rãi hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hòa nhập.

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.