Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển"

Sáng 23.12, Báo Công thương, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển".

z6156659358086-24272dae039ffaa610d7d1a5c8b64129.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, và nhân dân phải ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người coi lãng phí còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng.

Thực hiện tư tưởng của Người, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện, cụ thể hoá những quan điểm này bằng các pháp lệnh, luật thực hiện hiện chống lãng phí. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần tiết kiệm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, lãng phí còn diễn ra phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

“Nhằm tiếp tục quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo dấu ấn lan tỏa trong toàn xã hội; tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động về chống lãng phí; cũng như chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Công văn số 168-HD/BTGTW ngày 23.9.2024, hôm nay Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lưc phát triển” với mong muốn được lắng nghe thêm các chia sẻ, ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng thông tin, là một bộ kinh tế đa ngành, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo và các công chức viên chức của Bộ Công Thương không chỉ bám sát và tuân thủ những chỉ đạo của Trung ương về phát triển kinh tế ngành mà còn nhận thức sâu sắc về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tiết kiệm, phòng chống lãng phí. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa hết sức quan trọng của ngành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

z6156659900578-0deffdf998f467f473990eb873e6a562.jpg
Quang cảnh diễn đàn

Ngành Công Thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế. Nếu ngành Công Thương làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó chỉ đạo các đơn vị trong bộ, doanh nghiệp trong ngành quán triệt và triển khai thực hiện, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong công tác tiết kiệm, phòng chống lãng phí.

Đặc biệt, năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.

Nổi bật như, đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với hàng loạt luật, nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; tách A0 ra khỏi EVN để đổi mới vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, giúp khai thông các điểm nghẽn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Đồng thời mở ra cơ hội huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội.

“Năm 2024, Bộ cũng đã chủ động, quyết liệt “tinh, gọn, mạnh” bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Mặc dù đã đạt được kết quả bước đầu song Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ mong muốn tại Diễn đàn này, đại diện các Bộ, Ban ngành trung ương, các chuyên gia, các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân tích, làm rõ thực trạng, thảo luận những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn; đề xuất các giải pháp thiết thực đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ các điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực, tạo sự phát triển đột phá của ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Qua đó, vừa góp phần quán triệt và lan tỏa những chỉ đạo, thông điệp mạnh mẽ và đổi mới của Đảng, của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí. Đồng thời giúp Bộ Công Thương nói riêng và các Bộ ngành, địa phương nói chung tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống lãng phí, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

pgsts-le-hai-binh.jpg
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Lê Hải Bình tham luận tại diễn đàn

Tham luận tại diễn đàn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Lê Hải Bình nhấn mạnh, trong lịch sử đất nước chúng ta, triều đại nào biết tiết kiệm thì triều đại đó phát triển, hưng thịnh; ngược lại triều đại nào tiêu pha, xây dựng nhiều đền đài lãng phí sức dân thì triều đại đó suy tàn.

PGS.TS. Lê Hải Bình nhấn mạnh, các quốc gia đều thực hành việc chống lãng phí dựa trên một số yếu tố mang tính căn bản. Đó là một hành lang pháp lý chặt chẽ kết hợp với công nghệ hiện đại trong quản trị nguồn lực, từ giáo dục và nâng cao ý thức người dân cùng với quyết tâm mãnh mẽ của chính phủ. Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng phòng chống lãng phí không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội. Chống lãng phí không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là sự thay đổi trong văn hóa, quan niệm và nhận thức.

Trong bối cảnh toàn cầu và sự gia tăng của các vấn đề về nguồn lực, tài nguyên, lãng phí đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều quốc gia đang nỗ lực giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. PGS.TS. Lê Hải Bình cho rằng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận, phân tích xoay quanh các vấn đề về thực trạng, khó khăn vướng mắc, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống lãng phí từ thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sử dụng tài sản công, sử dụng nguồn nhân lực, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp cũng như người dân.

Xã hội

Sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài
Xã hội

Sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài

Hiện có khoảng 6 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập tại nước ngoài, trong đó có nhiều trí thức, nhà khoa học. Tới đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ phối hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, tạo cơ sở kết nối nhằm thu hút đội ngũ này đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Chương trình Mái ấm gia đình Việt 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xã hội

Chương trình Mái ấm gia đình Việt 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cú đúp danh hiệu tại giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2024 một lần nữa khẳng định, chương trình "Mái ấm gia đình Việt" mang đến giá trị nhân văn sâu sắc khi không chỉ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, mà còn lan tỏa mạnh mẽ những điều tích cực đến cộng đồng.

Diện mạo mới về tuyến đường ven biển hơn 4,6 nghìn tỷ đồng ở Nghệ An
Giao thông

Diện mạo mới về tuyến đường ven biển hơn 4,6 nghìn tỷ đồng ở Nghệ An

Dự án Đường ven biển kết nối từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) có chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.651 tỷ đồng. Sau 2 năm thi công, đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc một số nhà ở trên tuyến chưa được bàn giao mặt bằng để thi công dự án.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Quy hoạch khoáng sản thành "lực cản" sự phát triển của Tây Nguyên
Xã hội

Quy hoạch khoáng sản thành "lực cản" sự phát triển của Tây Nguyên

Đắk Nông, Lâm Đồng là 2 địa phương có trữ lượng bô - xít đứng đầu cả nước. Thế nhưng, Quyết định 866/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã khiến các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội rơi vào khó khăn vì đụng đâu cũng vướng bô - xít. Đây là vấn đề rất cần sự quan tâm vào cuộc tháo gỡ từ Trung ương đến các bộ, ngành.

Tiền Giang cộng đồng chung tay chăm lo giáo dục trẻ em
Đời sống

Tiền Giang cộng đồng chung tay chăm lo giáo dục trẻ em

Góp chung vào công tác giảm nghèo đa chiều ở trẻ, trong những năm qua, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Tiền Giang quan tâm. Theo đó, nhiều hoạt động, việc làm thiết thực đã và đang được triển khai thực hiện...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu tại Hội nghị
Xã hội

Hội nghị Tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thành công rất tốt đẹp; các tiêu chí, lĩnh vực đều vượt xa so với mục đích, yêu cầu đề ra. Triển lãm khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là độc lập, tự chủ và hội nhập; đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ; là bạn của tất cả các nước; đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp Quốc phòng Việt Nam.

Nơi nuôi dưỡng các giá trị trách nhiệm xã hội và tinh thần sáng tạo
Đời sống

Nơi nuôi dưỡng các giá trị trách nhiệm xã hội và tinh thần sáng tạo

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là yếu tố quyết định để gia đình Việt Nam không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong thời kỳ hội nhập. Gia đình hiện đại cần trở thành nơi nuôi dưỡng các giá trị như trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần sáng tạo. Điều này không chỉ giúp xây dựng những cá nhân có ích cho xã hội mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025
Xã hội

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025

Ngày 13.11.2024, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.