Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Đi qua nửa chặng đường của nhiệm kỳ, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tỉnh luôn đặt quyết tâm cao và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Là phong trào sôi nổi, trở thành nhu cầu, mong muốn của người dân

Từ tỉnh nghèo, Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của toàn quốc trong Chương trình xây dựng NTM. Phát huy kết quả đạt được, trong hơn 2 năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng xây dựng NTM tiếp tục là phong trào sôi nổi trên toàn tỉnh, trở thành nhu cầu, mong muốn của cộng đồng dân cư.

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh -0
Mô hình NTM kiểu mẫu ở xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Các tiêu chí cấp tỉnh, huyện và xã được tập trung củng cố, nâng cao; kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực; công tác bảo vệ môi trường được tăng cường; cơ sở vật chất giáo dục, y tế, công trình nước sạch tập trung... được quan tâm đầu tư, nâng cấp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Hà Tĩnh cũng triển khai nhiều hệ thống chính sách lớn về nông nghiệp và NTM như Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết 51-NQ/HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2022 - 2025... Những cơ chế, chính sách thực sự tạo nên động lực lớn, chuyển nền sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số và bền vững hơn.

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, các tiêu chí về tỉnh NTM của Hà Tĩnh đang từng bước được hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh có 9/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 177/181 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 98%); có 50/181 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 27,6%); có 7/181 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 3,87%). Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 46,08 triệu đồng (gấp 5,5 lần so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,79% (năm 2011 là 23,91%).

ÔngNgô Đình Long, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh khẳng định, xuyên suốt quá trình xây dựng NTM,người dân luôn là chủ thể và là người hưởng thụ trực tiếp, do đó chương trình NTM càng đi vào chiều sâu, thực chất. Mặc dù còn không ít nhữngkhó khăn, songcả hệ thống chính trị đang nỗ lực, quyết tâm cao nhất để đạt được những chỉ tiêu, tiêu chí đề ra.

6,3 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng NTM

Tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 2476/QĐ-UBND về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh năm 2023. Theo đó, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình chuyển đối số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh năm 2023 với số tiền 6,3 tỷ đồng, trong đó: phân bổ cho các đơn vị cấp tỉnh 278,4 triệu đồng; phân bổ cho cấp huyện 6,021 tỷ đồng.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 – 2025 đề ra mục tiêu, phấn đấu đến 2025 có ít nhất 20 mô hình thôn thông minh đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 9.12.2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định xã NTM kiểu mẫu thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025; phấn đấu có ít nhất 4 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá).

Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Ngô Đình Long cho biết, việc xây dựng các khu dân cư thông minh, xã thông minh, không chỉ hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại trên các sàn thương mại điện tử, nhất là bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội mà việc chuyển đổi số còn lan tỏa rộng rãi trong người dân với việc hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, ở hầu hết các cơ sở giáo dục, y tế, doanh nghiệp, chợ, trung tâm thương mại hay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ từ thành thị đến nông thôn đều đã ứng dụng chuyển khoản, thanh toán thẻ, đặc biệt là thanh toán qua quét mã QR...

________

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…