Hà Nội: Họp báo Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”

- Thứ Sáu, 28/07/2023, 11:04 - Chia sẻ

Sáng 28.7, Đảng uỷ khối các trường đại học cao đẳng Hà Nội, Trường đại học Luật Hà Nội và Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Họp báo Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. 

Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” được tổ chức thông qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành các nhà khoa học thuộc các trương đại học, cao đẳng, học viện và đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm cung cấp các luận chứng khoa học góp phần hoàn thiện Luật Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Thành phố.

Hà Nội: Họp báo Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” -0
Họp báo Hội thảo khoa học "Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" Ảnh: Việt Anh

Đồng thời nhằm tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai xây dựng chính sách, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng cho biết, sáng 1.8 tới đây sẽ diễn ra Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”, đây là hội thảo diễn ra là kết quả của các nhà nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tham góp những ý kiến khoa học một trong những nhiệm vụ chính trị của thành phố, ở đây là Luật Thủ đô (Sửa đổi).

Theo Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cho biết Nghị Quyết 17 của thành phố Hà Nội có 1 điểm quan trọng đó là sự gắn kết của thành phố Hà Nội đối với giới khoa học. Đối với Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, Hà Nội tiếp tục mong muốn gắn bó với giới khoa học gắn bó thành phố, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô. Theo thống kê, số lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học đứng chân trên địa bàn thành phố có số lượng đông đảo, đó là lý do các cơ sở nghiên cứu khoa học có cơ hội đóng góp, góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Hội thảo lần này có sự tham dự của khoảng 350 đại biểu, bao gồm các đại biểu là đại diện Văn phòng Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội và Hội đồng dân tộc, Ban Dân nguyện và Ban công tác đại biểu, Viện nghiên cứu lập pháp, các cơ quan thuộc chính phủ như Bộ tư Pháp, Văn phòng chính phủ, Bộ Nội vụ và đại diện các bộ, ngành…

Về đại biểu Hà Nội là có sự tham dự của đại diện Thành uỷ Hà Nội, đại diện đoàn ĐBQH, HĐND,UBND, Giám đốc các sở bí thư của 30 quận huyện trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó,  hội thảo còn có sự tham gia của hàng trăm đại biểu đến từ hơn 80 cơ sở đào tạo, nghiên cứu trên địa bàn thành phố cùng đông đảo đội ngũ khoa học của trường đại học Luật Hà Nội.

Nội dung chính của Hội thảo là các tham luận của các nhà khoa học đến từ hơn 80 trường, cơ sở đào tạo, tập trung vào 9 nhóm chính sách, đề xuất quan trọng để các tham luận tham góp xoanh quanh 9 nhóm chính sách này. Các tham luận cũng trực tiếp góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các bài viết liên quan đến quản trị quốc tế về phân cấp, uỷ quyền đối với các địa phuơng.

Hà Nội: Họp báo Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” -0
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Thành uỷ Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại buổi họp báo Ảnh: Việt Anh

Nội dung và kết quả của hội thảo tham góp những luận cứ khoa học của các nhà khoa học đối với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để các cơ quan có thẩm quuyền, thành phố Hà Nội để xem xét, đánh giá. Tại buổi họp báo Bí thư Đảng uỷ khối các trường đại học cao đẳng Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn cho biết, để Luật Thủ đô phát triển ngang tầm với cuộc sống, sau hội thảo ban tổ chứ cũng tiếp tục tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của các nhà khoa học để tiếp tục phát triển Thủ đô giai đoạn mới.  

11 tham luận được phát biểu trực tiếp đại diện cho 9 chính sách, gắn với 5 chương nội dung của dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi). Sau hội thảo, ban tổ chức sẽ biên tập, gia cố lại kỷ yếu hội thảo để gửi lại các đại biểu và các cơ quan có thẩm quyền và xuất bản1 số chuyên đề của Tạp chí Luật học để gửi tới các đại biểu quốc hội.

Trao đổi làm rõ một số vấn của phóng viên, đối với chính sách thu hút nhân tài, đại diện Đại học Luật Hà Nội cho biết chính sách thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố là một trong những chính sách được quan tâm và hiện ban tổ chức nhận đã được nhiều tham luận liên quan đến nhóm vấn đề này.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Việt Hùng đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền về điểm mới, cách thực thi Luật để đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Tuyên truyền về sự tác động lan toả của Luật, những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học. Tính thống nhất, đồng bộ của Luật Thủ đô đối với các luật khác.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Thành uỷ Phạm Thanh Học đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền sự cần thiết phải xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) sau 11 năm thực hiện, đặc biệt là kết quả thực hiện Luật Thủ đô sau 11 năm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện Nghị Quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng xây dựng và phát triển Thủ đô giai đoạn mới. Bên cạnh đó, Tuyên truyền công tác chuẩn bị, phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong việc xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); nhữg góp ý, ý kiến tâm huyết đối với Thủ đô Hà Nội của các chuyên gia, nhà khoa học.

Văn Anh
#