Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân

6 tháng đầu năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội TP. Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ Chỉ thị số 30-CT/TW, Kết luận số 120-KL/TW, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Chỉ thị số 04-CT/TU và các văn bản khác của Trung ương, thành phố về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Sáng 4.7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tổ chức sơ kết công tác xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong 6 tháng qua, Ban Chỉ đạo các cấp thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy Đảng chỉ đạo và triển khai nghiêm túc, bảo đảm tiến độ các nội dung về thực hiện dân chủ theo chương trình, kế hoạch đề ra gắn với chủ đề công tác năm của thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Nhờ đó, nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, đơn vị và đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp, Nhân dân trên địa bàn thành phố có chuyển biến tích cực, ngày càng được nâng cao.

Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: V.A

Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thành phố đã phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đồng thời, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội, giám sát việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước dân chủ ở cơ sở...

Ban Chỉ đạo thành phố thành lập 3 đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở tại 12 đơn vị bao gồm 6 quận, huyện và 6 xã, phường. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót của các đơn vị để rút kinh nghiệm hoạt động, ghi nhận, nhân rộng những cách triển khai sáng tạo, hiệu quả.

Thông qua xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là tạo sự gắn bó, đoàn kết trong các cơ quan, đơn vị; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân…

Nâng cao nhận thức của người dân về quy chế dân chủ ở cơ sở

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc của Ban chỉ đạo thành phố cũng như các địa phương trong thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở. Qua đó, góp phần tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong 6 tháng qua; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phó Bí thư Thành ủy biểu dương các đơn vị có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hành QCDC ở cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Nhờ đó, trên địa bàn thành phố không phát sinh các “điểm nóng”, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng triển khai các dự án.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy quyền làm chủ của người dân theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở hiệu quả sẽ góp phần khẳng định quyền làm chủ của người dân, theo đúng tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Phó Bí thư Thành ủy cũng cho biết, Quốc hội vừa thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là căn cứ khoa học và công cụ quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo không gian, động lực phát triển nhằm khai thác tối đa tiềm năng nổi trội, lợi thế đặc thù của thành phố với “tầm nhìn mới - tư duy mới” để tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới”.

Phó Bí thư Thành ủy đề nghị các địa phương cần làm gì để lan tỏa tinh thần trên đến mỗi người dân, gia đình của Thủ đô. Trong đó, tạo môi trường thuận lợi nhất để người dân được tham gia vào công việc chung của địa phương cũng như thành phố. "Để làm được điều đó, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở phải hoạt động thực sự hiệu quả, qua đó khơi dậy được khát vọng phát triển của người dân, niềm tự hào của người dân Thủ đô về quê hương, làng xóm; để mỗi người dân Thủ đô thấy được trách nhiệm của mình trong đóng góp vào sự phát triển chung đó", Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về QCDC ở cơ sở cũng như Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Theo Phó Bí thư Thành ủy, hiện nay trên địa bàn TP có hơn 5.000 thôn và tổ dân phố. Vì thế, các địa phương nghiên cứu việc phổ biến pháp luật liên quan đến các hương ước, quy ước trong các thôn, tổ dân phố cho hiệu quả, phù hợp với QCDC ở cơ sở.

Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng
Địa phương

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng

Tại buổi gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do TP. Hà Nội tổ chức vừa qua, nhiều đại biểu đã bồi hồi, xúc động, chia sẻ lại hồi ức ngày 10.10.1954.